Dâu trưởng lép vế trong nhà chồng chỉ vì dâu út dùng tiền lấy lòng mẹ chồng

Lẽ ra họ cùng gánh vác trách nhiệm làm dâu thì ngược lại họ khiêu khích, gây hiềm khích bằng cách mua chuộc mẹ chồng bằng vật chất khiến vai vế trong nhà bị đảo lộn.

Hai nàng dâu ngấm ngầm đua tranh làm không khí gia đình luôn căng thẳng (ảnh minh họa)

Hai nàng dâu ngấm ngầm đua tranh làm không khí gia đình luôn căng thẳng (ảnh minh họa)

Chị Bùi Thị Thái (Hoài Đức, Hà Nội) là dâu trưởng và đã làm dâu được 10 năm trong nhà chồng mà vị thế trong nhà luôn ở thế yếu vì bị mẹ chồng coi thường. Nguyên do bắt nguồn từ Nga - cô em dâu giàu có, hay thể hiện "đẳng cấp" chơi trội.

Vợ chồng chị Thái đều là giáo viên, thu nhập chỉ đủ nuôi con. Nga thì làm quản lý ở một ngân hàng lớn, chồng kinh doanh bất động sản nên khá phát đạt. Mỗi khi nhà chồng có liên hoan, tết lễ, hay giỗ chạp… thì Nga luôn nói là bận việc và gửi mẹ chồng vài triệu "để bố mẹ làm cỗ", vì vậy mẹ chồng quý trọng con đâu út hơn hẳn nàng dâu trưởng. 

Còn vợ chồng Thái tuy chỉ về với một phong bì mỏng nhưng Thái còn phải nghỉ việc nai lưng ra làm cỗ bàn mà vẫn không được lòng mẹ chồng.

Nga biết vị thế của mình trong nhà chồng, gần đây còn hay "chơi nước trội" bằng cách cứ có mặt Thái là Nga mang quần áo, giầy dép, đồ đạc sắm mới cho mình và bố mẹ chồng ra cao giọng khoe là hàng xịn, đồ hiệu đắt và độc… vẻ cố ý khiêu khích chị dâu.

Đầu tiên Thái im lặng và cũng hơi tủi thân vì không được khá giả như em dâu. Sau Thái thấy Nga có vẻ đắc ý ra mặt, còn chả nể mặt Thái mà nói: "Cái tivi nhà chị cũ rích, bong cả góc màn hình mà vẫn để con xem được. Chả bù nhà em vài tháng chồng lại thay tivi mới". Áp lực "kém cỏi, thua thiệt" khiến vợ chồng Thái có đận cố đua với vợ chồng em dâu, nhưng càng đua càng thấy thua.

Việc nuôi dạy con cái họ cũng ngấm ngầm đua. Khi các cháu còn nhỏ thì đua cho con ăn, con ngủ, còn béo tròn hồng hào... rồi thành đôi co, móc máy nhau. Tới khi trẻ đi học thì bắt đầu cuộc đua thành tích của con và cuộc đua nào người hơn thì đắc chí, người kém thì bực tức… và chuyện trẻ con mất lòng người lớn tạo thêm khoảng cách giữa hai chị em dâu, khiến nhiều khi gia đình nhà chồng luôn căng như dây đàn bởi sự bằng mặt, không bằng lòng của các dâu. 

Nóng nhất là cuộc đua ngầm để lấy lòng bố mẹ chồng, nàng dâu nào cũng ra sức thể hiện vai trò không thể thiếu của mình trong nhà chồng. Và Thái dù chăm chỉ nai lưng lo toan mọi việc nhà chồng vẫn luôn bị coi thường, bị chỉ trích vì khả năng tài chính eo hẹp nên không thể "bình đẳng" so với em dâu.

Lúc nào Thái về là y như rằng mẹ chồng công khai so sánh quà cáp, tiền bạc với cô em dâu tốt bụng, thơm thảo... Hay "giá mà cái Thái được một phần của cái Nga thì tốt quá. Dâu trưởng lúc nào cũng như ngậm hột thị, chả cho được bố mẹ chồng cái gì ra tấm ra món".

Mẹ chồng quý và ưu ái vợ chồng con cái dâu út hơn hẳn gia đình dâu trưởng, cách ứng xử không công bằng của mẹ chông khiến Thái không ít lần buồn phiền rơi nước mắt và không có hồi kết.

Trước câu chuyện của hai chị em dâu, Vera Xuân Hường (Chuyên gia tư vấn tâm lý Tình yêu Hôn nhân Gia đình) chia sẻ chuyện 3 người thợ săn cùng lúc phát hiện một con nai, bèn lùa nó vào núi và đánh ngất. Sau đó họ bắt đầu tranh cãi xem con nai thuộc về ai, bởi ai cũng thấy mình là người đến trước tiên. Cuộc cãi vã ngày càng gay gắt. Không nhịn nổi nữa, ba người họ liền xông vào đánh nhau. Kết thúc trận chiến, cả ba thương tích đầy mình nằm rên rỉ trên mặt đất. Trong khi đó con nai đã tỉnh dậy và đi mất từ lúc nào.

Lẽ ra cùng làm dâu, cùng sống dưới một mái nhà cả hai nàng dâu phải làm tốt vai trò dâu hiền thảo với bố mẹ chồng. Trong một đại gia đình, dù là góp gạo thổi cơm chung hay mỗi gia đình tự chi tiêu sinh hoạt thì việc ngấm ngầm so sánh điều kiện kinh tế giữa hai gia đình là điều khó tránh khỏi. Bản tính ganh đua của con người có xu hướng gia tăng khi họ nhìn thấy những điều kiện tốt hơn bên cạnh mình. Tâm lý chung của phụ nữ là không muốn thua chị kém em. Chị em dâu bằng mặt không bằng lòng, lúc nào cũng âm ỉ ganh đua là chuyện hay xảy ra, nhưng trong một số trường hợp họ phải đối diện với tình huống lực bất tòng tâm.

Khoảng cách giữa nhận thức sẽ làm nên khoảng cách giàu – nghèo, hạnh phúc hay bất hạnh. Người kiến thức hạn hẹp chỉ biết tranh giành phần thắng về mình vì lúc nào cũng sợ thua thiệt hơn người khác. Những người sáng suốt luôn có tầm nhìn xa trông rộng, biết khi nào nên nhường nhịn, khi nào nên tranh đấu.

"Chiến đấu luôn có tổn thương, còn hợp tác sẽ có lợi". (Ảnh minh họa)

"Chiến đấu luôn có tổn thương, còn hợp tác sẽ có lợi". (Ảnh minh họa)

Mối quan hệ giữa chị em dâu, nếu để cái tôi lại, thiện chí và chân thành với đối phương, chắc chắn bạn sẽ có cuộc sống dễ chịu và tâm hồn thanh thản hơn rất nhiều so với việc cố gắng tính toán, đua tranh để thể hiện bản thân trong gia đình chồng.

Một tâm lý vững vàng và một thái độ cầu thị sẽ giúp bạn vượt qua mọi mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân, dù đó là với mẹ chồng, em chồng hay chị em dâu. Tục ngữ có câu: "Chiến đấu luôn có tổn thương, còn hợp tác sẽ có lợi". Hầu hết mọi thành tựu trên thế giới này đều đến từ việc tự hoàn thiện lẫn nhau. Đôi khi thành toàn cho người khác cũng chính là mang thành tựu đến cho chính mình.

Nguồn: [Link nguồn]

Nuôi mộng làm dâu nhà giàu, lương 30 triệu vẫn bị coi thường

Tôi chọn anh nhưng gia đình anh khinh thường bố mẹ tôi là điều vĩnh viễn không chấp nhận được.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Uyển Hương ([Tên nguồn])
Những chuyện gia đình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN