Đám cưới để dành cho nam giới
Nếu bạn không tin, hãy nghĩ về nguồn gốc của chiếc nhẫn đính hôn.
Xét về một khía cạnh nào đó, tình yêu và hôn nhân là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Hôn nhân là một khái niệm mang tính chất xã hội. Mục đích ban đầu của nó là xác định người thừa kế hợp pháp tài sản cho nam giới.
Thực tế, những người có gia đình thường hạnh phúc hơn những người độc thân, góa vợ hoặc những đôi sống thử.
Vậy tại sao từ xa xưa đàn ông đã muốn lấy vợ?
Trước đây, họ thường chọn những cô dâu trẻ hơn mình khá nhiều, những cô có khả năng nấu nướng, giặt giũ, sinh con và biết phục tùng họ. Để đi đến hôn nhân người ta xem xét đến nhiều yếu tố như vấn đề tài chính, khả năng sinh con, khả năng làm việc, thân phận, sắc đẹp… Tuy nhiên, chỉ có người đàn ông hoặc gia đình cô gái có quyền đặt ra những tiêu chí đó bởi phụ nữ lúc bấy giờ không được quyền lên tiếng. Họ bị bán đi như một món tài sản đơn thuần.
Tất nhiên, ngày nay mọi thứ đã thay đổi. Phụ nữ có định hướng nghề nghiệp của họ, có khả năng độc lập về tài chính, do đó họ có nhiều sự lựa chọn hơn. Họ không cần phải dựa vào đàn ông để tồn tại. Nhưng dĩ nhiên, nếu họ có thể tìm được một người đàn ông tốt, có thể làm họ vui, cho họ một mái ấm hạnh phúc, điều đó thật tuyệt biết bao!
Ngày nay, mọi người kết hôn vì họ cần nơi nương tựa về tài chính, cần nguồn an ủi, vì cảm giác an toàn, vì muốn có con cái, và vì tình yêu.
Có nhiều người bạn có thể yêu, có những người bạn có thể kết hôn, dù đối tượng của bạn có thể không hội tụ cả hai yếu tố đó.
Một mái ấm hạnh phúc, điều đó thật tuyệt biết bao! (Ảnh minh họa)
Đám cưới là... để dành cho nam giới
Nếu bạn không tin, hãy nghĩ về nguồn gốc của chiếc nhẫn đính hôn.
Trước đây, những người thượng cổ thời tiền sử muốn buộc cánh tay và chân người phụ nữ lại để không cho họ chạy trốn. Xin được miễn bàn về lí do tại sao những người đàn ông đó lại làm như vậy với vợ mình bởi có nhiều người sẽ nghĩ rằng tất cả đàn ông thời đó và một số trong thời buổi bây giờ thật man rợ và bạo lực trong tình dục.
Một thời gian dài sau, những người đàn ông thời tiền sử đó nới lỏng sợi dây và những người phụ nữ của anh ta sẽ không chạy trốn nữa. Sau này, những người phụ nữ bị buộc một sợi dây vào ngón tay như một sự ràng buộc thân phận mình vào người chồng. Thời trước, chỉ có phụ nữ đeo nhẫn, điều đó chứng tỏ khi đó họ đã bị sở hữu, họ là một thứ tài sản.
Trước đây, chú rể thường phải nhấc cô dâu qua bậc cửa ngay khi đón cô dâu về đến nhà mình vì họ cho rằng nếu cô dâu tự bước qua sẽ đem lại điều không may cho gia đình. Nhưng thực ra trước đây nam giới thường lấy vợ trẻ hơn mình gần bằng nửa số tuổi của họ, do đó họ làm vậy vì nhiều cô dâu phải rất khó khăn để bước qua và nhiều cô lại có ý định chạy trốn.
Các nhà khoa học người Úc đã kết luận rằng những người lập gia đình thường hạnh phúc hơn những người độc thân và những người đàn ông lấy vợ có học thức thường hạnh phúc hơn những người có vợ không được học hành đầy đủ. Họ cũng nghiên cứu về mức độ hạnh phúc của cả hai giới trước và sau hôn nhân. Những người độc thân cảm thấy mình không mấy hạnh phúc trong khoảng từ một đến hai năm trước khi kết hôn, họ cảm thấy rất hạnh phúc trong thời gian mới kết hôn, và sau đó họ nhận ra mức độ hạnh phúc giảm dần sau hôn nhân.
Nhiều nhà khoa học cũng cho rằng mức học vấn có ảnh hưởng đến hạnh phúc của đôi lứa. Theo nghiên cứu, người vợ cứ có thêm một năm học vấn, mức độ hạnh phúc của chồng sẽ tăng khoảng 8%, một người phụ nữ học qua bậc đại học có thể khiến chồng cảm thấy hạnh phúc hơn 32% so với những người khác. Nhưng thật ngạc nhiên vì sự tương quan này lại không đúng khi ta đổi vai trò của hai giới. Phụ nữ sẽ hạnh phúc hơn nếu chồng mình có học cao hơn bởi họ nghĩ rằng anh ta sẽ có thể đảm bảo được vấn đề tài chính còn nam giới ít bận tâm hơn nếu vợ mình có học vấn thấp hơn.