“Cuồng thần tượng”, văn hóa đáng báo động của giới trẻ

Sự kiện: Giới trẻ 2024

Cuồng nhiệt một cách thái quá và bất thường trước "thần tượng" đang trở thành một hiện tượng xã hội đáng lo ngại với giới trẻ.

"Cuồng thần tượng" đang trở thành một thứ văn hóa đáng báo động với nhiều người trẻ (Ảnh tư liệu)

"Cuồng thần tượng" đang trở thành một thứ văn hóa đáng báo động với nhiều người trẻ (Ảnh tư liệu)

Trong cuộc sống, mỗi người đều có những sở thích, những đam mê và mục đích riêng. Chính vì thế mà việc có những thần tượng cho riêng mình để phấn đấu và theo đuổi là một điều đáng quý. Rất nhiều bạn trẻ Việt Nam hiện nay lại hâm mộ thần tượng tới mức cuồng dại, lên trên cả vấn đề học tập, sức khỏe bản thân và cha mẹ, gia đình.

“Thần tượng” và “cuồng thần tượng” một cách thái quá

“Thần tượng” hiểu theo nghĩa của một tính từ là quý trọng, hâm mộ một ai đó bởi tài năng và phẩm chất của họ trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như ca nhạc, phim ảnh, thể thao. Còn “cuồng thần tượng thái quá” là cụm từ dùng để chỉ những việc say mê, yêu thích, thậm chí là tôn sùng các thần tượng của mình một cách quá khích và mất kiểm soát.

Gần đây nhất, sau bê bối và lùm của nam diễn viên Ngô Diệc Phàm (một nam diễn viên nổi tiếng tại Trung Quốc có số lượng người hâm mộ đông đảo tại Việt Nam) xảy ra khiến cho diễn viên này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nhiều fan cuồng đã công kích thậm tệ các cơ quan báo đài, thậm chí còn biểu tình đòi phải thả người hay nhận đi tù thay thần tượng.

Ngô Diệc Phàm - ngôi sao toàn cầu dính phải bê bối trong thời gian vừa qua là một trong những tâm điểm chú ý bởi hành động của những fan cuồng

Ngô Diệc Phàm - ngôi sao toàn cầu dính phải bê bối trong thời gian vừa qua là một trong những tâm điểm chú ý bởi hành động của những fan cuồng

Không thể phủ nhận việc có thần tượng hoàn toàn là điều tốt nếu chúng ta biết hâm mộ một cách đúng đắn bởi nó không chỉ làm phong phú đời sống tinh thần, giải trí mà còn phù hợp với lối sống hiện nay. Hơn nữa, chính những thần tượng, người có tài năng, có phẩm chất tốt sẽ là một tấm gương để bản thân những người hâm hộ không ngừng cố gắng và hoàn thiện mình tốt hơn.

Tuy nhiên, việc mù quáng chạy theo thần tượng hay phóng đại thần tượng quá mức là biểu hiện của sự mê muội thần tượng; Là những thái độ và ứng xử thiếu lành mạnh, thậm chí là thiếu văn hóa, điều mà có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

Hiện tượng đáng báo động

“Cuồng thần tượng” mang đến nỗi lo sợ về “hiệu ứng cánh bướm”. Một mặt, nó là tốt khi hành động tốt của thần tượng được người hâm mộ khắp nơi hưởng ứng, lan truyền và học tập. Mặt khác, nó sẽ là con dao 2 lưỡi nếu những hành động tiêu cực của thần tượng tác động ngược trở lại hàng loạt người hâm mộ.

Nếu “cuồng thần tượng” quá đà thì kết quả học tập của các bạn trẻ có thể càng ngày càng giảm sút. Tệ hợn nữa là khi họ mất đi hứng thú trong việc học hành, một số bạn trẻ còn trở thành tệ nạn của xã hội khi đi trộm cắp và thậm chí là giết người để cướp tài sản vì không đủ tiền đua đòi cùng chúng bạn.

Nghiệm trọng hơn cả, việc chạy đua theo thần tượng còn dẫn đến những nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Học hỏi trong văn hóa không có nghĩa là hâm mộ, bắt chước một cách máy móc. Tuy nhiên, một bộ phận của thế hệ tương lai thích mặc quần áo giống "thần tượng" nước ngoài, ăn uống giống họ, hát hò bằng tiếng nước ngoài, chuộng nghệ thuật nước ngoài.

Những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt này đang dần dần khiến cho văn hóa nước nhà bị pha trộn và đánh mất đi nét đẹp riêng biệt vốn có của nó. Bên cạnh đó, họ còn học đòi theo những biểu hiện sai lệch và tiêu cực của văn hóa nước ngoài, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh xã hội Việt Nam cũng như là đe dọa trực tiếp đến vẻ đẹp của nền văn hóa Việt Nam truyền thống.

"Cuồng thần tượng" có thể dẫn tới nhiều hệ lụy đáng tiếc (Ảnh tư liệu)

"Cuồng thần tượng" có thể dẫn tới nhiều hệ lụy đáng tiếc (Ảnh tư liệu)

Chuyên gia tâm lý Phạm Thị Thảo Nguyên cho biết, nguyên nhân của “hội chứng cuồng thần tượng” là do bị tác động bởi “văn hóa trào lưu” và “tâm lý đám đông”. Thực tế, nhiều bạn trẻ Việt Nam cho rằng việc chạy đua theo những thần tượng Hàn Quốc là cách để thể hiện bản thân và cho rằng những ai không theo trào lưu này là quê mùa và không nhạy bén với thời cuộc.

Thêm nữa, công nghệ 4.0 phát triển cũng kèm theo quá trình cá nhân hóa làm gia tăng những biểu hiện tiêu cực của “văn hóa" cuồng si thần tượng trong giới thanh thiếu niên hiện nay. Quá trình cá nhân hóa ngày càng phát triển khiến người ta sẵn sàng bộc lộ hết những điều mà trong bối cảnh trước đây không ai dám bộc lộ.

“Chỉ trong thời đại này chúng ta mới thấy có việc bộc lộ những mặt tiêu cực của bản thân, việc gào khóc gọi tên thần tượng, xô đẩy nhau để được gặp thần tượng hoặc thậm chí là gây thương tích cho thần tượng để tạo sự chú ý từ ngoài đời cho đến mạng xã hội và không gian ảo. Điều đó cho thấy những chuẩn mực đạo đức và các giá trị được xã hội đề cao đang dần dần mất đi hiệu lực”, chuyên gia chia sẻ thêm.

Việc “cuồng thần tượng” vốn không chỉ diễn ra trong giới trẻ Việt Nam mà còn rất nhiều nước trên thế giới. Có thể nói, điều này đã gây ra những hệ lụy khôn lường cho mỗi cá nhân nói riêng và toàn xã hội nói chung. Do đó, mỗi cá nhân cần phải ý thức hơn về điều này để cuộc sống luôn văn minh hiện đại mà không đánh mất đi những giá trị cổ truyền tốt đẹp.

Nguồn: [Link nguồn]

Cô gái khổ sở xếp hàng để có được cốc thần tượng BTS, khóc thét khi bố dùng vào việc khó tin

Cách sử dụng chiếc cốc thần tượng BTS của người bố khiến cô con gái hâm mộ nhóm nhạc Hàn Quốc không khỏi “đau khổ”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thành Trung ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN