Cô dâu phải đọc thơ khóc thảm thiết theo phong tục, nào ngờ đi 2.000km về nhà chồng liền quên sạch

Bộ dạng ngại ngùng và xấu hổ của cô dâu khi quên bài thơ đã khiến chú rể và những người xung quanh không thể nhịn cười.

Cô dâu phải đọc thơ khóc thảm thiết theo phong tục, nào ngờ đi 2.000km về nhà chồng liền quên sạch - 1

Trung Quốc có nền văn hóa lâu đời và nhiều phong tục truyền thống từ xa xưa vẫn được truyền lại đến thế hệ ngày nay, trong đó có một tập tục hôn nhân kỳ lạ, đó là cô dâu phải khóc lóc thảm thiết khi về nhà chồng, vẫn còn diễn ra ở một số địa phương. Mới đây, một câu chuyện hài hước đã xảy ra vì phong tục kỳ lạ này.

Theo đó, cô dâu là người ở thành phố Đồng Nhân, thuộc tỉnh Quý Châu, lấy chồng đến thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, cách nhau tới hơn 2.000 km. Theo phong tục của địa phương mình, cô dâu đã được mẹ đưa cho một tập giấy, bên trên viết 4 bài thơ rất dài. Đây là những bài thơ hôn nhân khóc lóc mà cô dâu phải học thuộc lòng để đọc và khóc khi về nhà chồng.

Cô dâu cho biết cô đã cố gắng học thuộc lòng những bài thơ này, còn phải cất tiếng khóc thê lương và thảm thiết nhưng không hề dễ dàng gì, bởi những bài thơ đó không chỉ dài mà vần điệu cũng rất khó học thuộc. Vì thế, cô dâu đã rất lo lắng rằng mình có thể không thực hiện được phong tục này trong ngày cưới của mình.

Quả đúng như sự lo lắng của cô dâu, vào ngày cưới, sau khi trải qua 2.000 km từ nhà mình về nhà chồng, cô dâu đã quên sạch sẽ bài thơ khóc. Kết quả, cô dâu chỉ bập bẹ nói được vài câu, cũng cố gắng khóc lóc một trận ra trò nhưng không được. Kết quả, cả chú rể và những người xung quanh đều bật cười trước sự đáng yêu của cô dâu, chỉ có cô dâu là ngại ngùng và xấu hổ.

Tuy không thể thực hiện đúng phong tục của quê hương nhưng cô dâu vẫn được mọi người xung quanh thông cảm, không ai trách cứ gì, ngược lại còn động viên và cổ vũ để cô bớt xấu hổ, tiếp tục thực hiện các nghi lễ thành hôn.

Những hình ảnh về đám cưới này cũng đã thu hút sự quan tâm của nhiều cư dân mạng Trung Quốc cùng nhiều bình luận hài hước:

- "Lần đầu lấy chồng nên có hơi bỡ ngỡ ý mà".

- "Khi bạn đang rất vui vì cưới được người chồng ưng ý nhưng bố mẹ lại cứ bắt bạn phải khóc".

- "Cô dâu chú rể đáng yêu ghê, bộ dạng cưng chiều này chỉ có những người yêu nhau mới làm được thôi"...

Được biết, khóc cưới là một phong tục truyền thống tại một số vùng của Trung Quốc, tiếng khóc trước ngày cưới thể hiện sự hiếu thảo, đức hạnh và trí tuệ của cô dâu. Dù muốn hay không, cô dâu buộc phải khóc trước ngày lên xe hoa. Tiếng khóc thay lời tạm biệt cha mẹ, người thân và chúc phúc cho cuộc sống hôn nhân của chính mình. Cô dâu càng khóc to và não nề thì càng chứng tỏ là người con hiếu thảo. Ngược lại, nếu cô dâu không khóc hoặc khóc ít, làng xóm sẽ chê cười, trách mắng, thậm chí còn bị cha mẹ đánh đòn.

Phong tục khóc cưới bắt nguồn từ việc phụ nữ thời cổ đại không được tự do yêu đương và kết hôn theo ý mình do quan niệm trọng nam khinh nữ, tiếng khóc của họ là để tố cáo chế độ hôn nhân xấu xa. Tuy nhiên ngày nay, phụ nữ trở nên bình đẳng với nam giới, được quyền tự do quyết định hôn nhân của mình nên khóc cưới chỉ còn là phong tục mang tính tượng trưng.

Nguồn: [Link nguồn]

Cô dâu khóc như mưa trong đám cưới, nguyên nhân khiến cộng đồng mạng thương cảm

Cô dâu không ngừng rơi nước mắt mỗi khi có ai chúc phúc, trái ngược hoàn toàn với nụ cười của những vị khách xung quanh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Doãn Kỳ ([Tên nguồn])
Tình yêu giới trẻ hiện nay Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN