Chê bai người khác mắc quả báo hình dạng xấu xí

Theo nhân quả trong đạo Phật, người hay chê bai thường mắc phải quả báo hình dạng xấu xí.

Do vậy, nhìn một người xinh đẹp hay xấu xí có thể đoán được kiếp trước của người đó như thế nào.

Trong cuộc sống ta cũng thường hay gặp những người thích chê bai người khác. Thấy ai họ cũng chê. “Cao chê ngỏng, thấp chê lùn. Béo chê béo trục béo tròn. Gầy chê xương sống, xương sườn phơi ra” (ca dao).

Chê bai người khác mắc quả báo hình dạng xấu xí - 1

Nếu hiểu về nhân quả, bạn sẽ không muốn chê bai bất cứ người nào (Ảnh minh họa)

Theo các chuyên gia, người thấy cái gì cũng chê, đụng cái gì cũng chê là bởi trong tâm họ chất chứa nỗi hờn giận, sân hận, oán ghét cuộc đời. Nói theo nhà Phật là tâm họ thiếu "từ, bi, hỷ, xả". Họ không mở được lòng thương yêu ra với con người, với chúng sinh. Họ thấy tất cả xung quanh toàn một màu đen tối, tiêu cực.

Vì tâm tiêu cực nên nhìn thấy đâu cũng tiêu cực, vì tâm chán ghét (không yêu thương – tâm từ) nên thấy ai cũng đáng ghét. Chê bai từ đó mà ra.

Đáng lẽ khi thấy một người đi ăn mày, một người có tâm từ bi hỷ xả, họ sẽ động lòng trắc ẩn: Chắc họ có nỗi éo le gì đó thì mới phải đi ăn mày. Nhưng nếu một người không có lòng từ bi, họ sẽ trề môi mà nói: Đang khỏe mạnh thế này mà lười lao động, không chịu đi làm ăn lại đi ăn xin!

Nói về quả báo của khẩu nghiệp, trong phẩm 28 khẩu hình, Bồ tát nói: “Người này răng sún, môi chớt, răng rụng, răng hô, miệng hôi, sứt nú, chẻ cằm trên, lời nói của mình ngọng nghịu, câm hoặc khan khào …là quả báo của lời nói ác khẩu đó”.

Theo các vị giảng sư, người hay chê bai thường mắc phải quả báo hình dạng, khuôn mặt xấu xí. Đó là nhân quả dễ nhìn thấy nhất. Còn tùy vào mức độ chê bai mà chịu mức độ xấu xí khác nhau.

Bởi vậy mà trong vấn đề tu tâm sửa tính của con người thì lời nói cũng cần phải được tu chỉnh. Tu khẩu” được coi là một trong 8 vấn đề quan trọng trong việc “tu tâm, tích đức” (nói theo cách nói dân dã, dễ hiểu). Muốn “tu tâm” được thì phải tránh những chuyện thị phi, vì thị phi mất rất nhiều thời gian một cách vô ích, mà lại gây tạo rất nhiều nghiệp khẩu, oan trái.

Do vậy, nếu tu được cái miệng (tu khẩu) là tu được nửa đời người. Cổ nhân cũng dạy: “Bệnh tùng khẩu nhập, hoạ tùng khẩu xuất” nghĩa là: Bệnh từ cái miệng do ăn uống mà đem vào, họa cũng từ cái miệng do nói chuyện thị phi mà tạo ra.

Trong giáo lý nhà Phật, tất cả mọi tài sản vật chất mà chúng ta có được, khi ta chết thì nó sẽ không còn là sở hữu của mình nữa. Bởi vì có thân này nên mới có nhu cầu có chiếc xe này, có cái nhà này. Khi ta chết nghĩa là khi thân ta không còn thì những tài sản vật chất vì thế cũng không còn là của ta.

Khi chết con người không thể mang theo bất kỳ được cái gì mà chúng ta chỉ mang theo được cái phước và cái công đức của mình. Phước là những cái mình làm lợi ích cho vô lượng chúng sinh. Vì vậy theo nhà Phật, phước mới chính là tài sản thực sự của mỗi người.

Muốn có phước đức thì phải tu. Tu khẩu là một trong những vấn đề tu rất quan trọng của mỗi người. Tu khẩu được sẽ giúp tâm mình được tĩnh lặng. Một khi tâm đã tĩnh lặng rồi thì không bao giờ vọng động nữa. Tu được như vậy thì qua kiếp sau cái tĩnh lặng đó vẫn còn. Nhà Phật gọi đó là công đức.

Công đức là mình chuyển được tâm mình từ tâm phàm ra tâm thánh. Tâm phàm là lúc nào cũng động loạn. Tâm thánh thì lúc nào cũng thanh tịnh. Người phàm động loạn nhiều thì mức độ phàm phu nhiều. Còn ai mà thấy tâm thanh tịnh chừng nào thì đó là dấu hiệu của tâm thánh. Hạnh phúc đích thực chính là khi tâm mình đạt được sự an lạc đó.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mạc Vi ([Tên nguồn])
Ăn mặc và giao tiếp chốn công sở Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN