Chàng trai 8 tuổi vẫn được bố mẹ cõng, 23 tuổi chết đói vì không biết tự nấu ăn

Sự kiện: Giới trẻ 2024

Được mệnh danh là cậu bé lười nhất Trung Quốc, Dương Tỏa chính là ví dụ điển hình của việc cha mẹ chiều con quá mức dẫn tới bi kịch.

Chàng trai 8 tuổi vẫn được bố mẹ cõng, 23 tuổi chết đói vì không biết tự nấu ăn - 1

Bố mẹ nào cũng yêu thương con cái, đây thực sự là điều vô cùng bình thường. Tuy nhiên, có rất nhiều bố mẹ đang bị nhầm lẫn giữa chuyện yêu thương và nuông chiều con. Nuông chiều quá mức thoạt nhìn cứ tưởng là yêu thương nhưng sự thật đằng sau lại không phải như thế. Khi bao bọc con quá mức, bố mẹ đang vô tình hại con và khiến con mãi chẳng thể trưởng thành.

Dương Tỏa (sinh năm 1986, tại Tín Dương, Hà Nam, Trung Quốc). Gia đình Dương Tỏa tuy không có thế mạnh về tài chính nhưng cậu lại là con một nên rất được bố mẹ yêu chiều.

Nhiều người dân trong làng kể, khi Dương Tỏa 8 tuổi, cha của Yang sợ con đi lại bị ngã nên đã cho Yang vào một chiếc giỏ tre và khiêng cậu đi. Tháng thu hoạch mùa màng, họ cũng mang con theo rồi kê một chiếc ghế dài nhỏ ven đường và để Yang ngồi trên đó đợi.

Bố mẹ Dương Tỏa, lúc nào cũng lo sợ con nhọc nhằn, vất vả nên từ nhỏ tới lớn không cho làm việc gì. Những lúc Dương Tỏa muốn tự lập, giúp đỡ bố mẹ thì đều bị phụ huynh khước từ.

Sau khi tan học, dẫu nhà gần trường nhưng bố mẹ Dương Tỏa vẫn nhất định phải có một người đưa đón cậu. Với sự cưng chiều này, Dương Toả cho rằng việc học là khó khăn và không muốn học, cậu chỉ học đến hết cấp 2 và bỏ.

Mọi chuyện những tưởng yên ổn nhưng bất hạnh ập tới khi Dương Tỏa lớn dần còn bố mẹ thì già yếu hơn. Năm Dương Tỏa lên tuổi 13, bố cậu mất vì bệnh nặng, mẹ trở thành lao động chính nuôi sống bản thân và Dương Tỏa. Tuy nhiên sức mình có hạn, bà cũng không khỏe mạnh được lâu, tới năm con trai 18 tuổi thì qua đời.

Khi đổ bệnh, mẹ Dương Tỏa muốn cậy nhờ con trai nhưng với một người không phải làm việc gì ngay từ khi còn nhỏ như Dương Tỏa, anh không thể giúp. Tới việc chăm sóc chính bản thân mình anh cũng chẳng làm được, huống gì lo cho người nào khác.

Chàng trai 8 tuổi vẫn được bố mẹ cõng, 23 tuổi chết đói vì không biết tự nấu ăn - 2

Lúc chỉ còn một mình, không kĩ năng sống, không công việc, Dương Tỏa xin làm trong một công trường nhưng không trụ được lâu. Vốn có cuộc sống không phải lo nghĩ gì, nay lại phải tự kiếm tiền nên "anh chàng lười" nhanh chóng bỏ việc. Từ ấy Dương Tỏa xin ăn người xung quanh và kiếm được gì ăn nấy, thậm chí phải ăn quả dại.

Đến mùa đông năm 2009, Dương Tỏa không thể ra ngoài xin ăn vì tuyết rơi dày đặc. Gần dịp năm mới, người anh họ mang ít đồ ăn và quần áo ấm sang thì thấy Dương Tỏa đã chết vì đói và lạnh. Lúc đó, chàng trai mới 23 tuổi.

Chàng trai 8 tuổi vẫn được bố mẹ cõng, 23 tuổi chết đói vì không biết tự nấu ăn - 3

Sau này, người ta đã làm một bộ phim về Dương Tỏa để cảnh báo các bậc cha mẹ. Thông điệp của bộ phim là: Cha mẹ yêu thương con là lẽ đương nhiên nhưng việc nuông chiều trẻ quá mức lại hoàn toàn không có lợi cho con.

Câu chuyện bi thương này khiến cho cộng đồng mạng vô cùng ngao ngán, trách Dương Tỏa thì ít mà trách cha mẹ cậu thì nhiều. Nếu như nam thanh niên được lớn lên một cách bình thường, được rèn luyện và lao động như những đứa trẻ khác thì đã không có kết cục như vậy. Điều này đến từ sự nuông chiều quá mức và cách giáo dục nửa vời của gia đình.

Vì vậy, phụ huynh cần chú ý những điều sau:

1. Cho trẻ học tính tự lập

Nếu muốn làm cho con mình tốt hơn, điều quan trọng nhất là không được làm hư con và hướng dẫn chúng đối mặt với mọi thứ một cách độc lập. Một số cha mẹ rất thích làm mọi việc cho con, làm như vậy trẻ sẽ không có kinh nghiệm nên khi đối mặt với bất cứ việc gì, các bé sẽ tỏ ra bối rối, không có lợi cho sự trưởng thành của trẻ. Vì vậy, hãy buông bỏ và để con tự làm mọi việc theo cách của mình.

2. Không dễ dàng đồng ý

Có nhiều bậc cha mẹ coi con cái như báu vật, chỉ cần con cái đòi hỏi thì cha mẹ sẽ cố gắng hết sức để đáp ứng, cách làm này chỉ khiến con cái trở nên quen với việc nuông chiều mà thôi. Vì vậy cách tốt nhất là không đáp ứng yêu cầu của trẻ. Nếu các con muốn điều gì thì phải tự làm bằng chính đôi tay của mình. Khi các con có khả năng tạo ra giá trị thì đương nhiên có thể tự chăm sóc bản thân tốt, cha mẹ có thể yên tâm tin tưởng vào con cái.

3. Rèn luyện tính chăm chỉ

Để con có thể tự lập được sớm thì trước tiên cần gạt bỏ sự lười biếng. Vì thế, cần khuyến khích trẻ làm việc, nói cho các con về giá trị của lao động và bên cạnh đó là hướng dẫn, đồng hành cùng con trong thời gian đầu. Đặc biệt, không nên có suy nghĩ "trẻ con thì không làm được gì", bởi như thế là tự làm hư các con, khiến con luôn nghĩ bản thân vô dụng nên không chịu làm gì.

Nguồn: [Link nguồn]

Gửi con trai cho bà ngoại để đi làm ăn xa, lớp 6 đón về bố mẹ phải khóc từ đó cho đến cả khi con trưởng thành vì bất lực

Bà ngoại chiều chuộng cháu hết mực nhưng không kỷ luật, cháu thích gì làm nấy. Đến lớp 6 cháu không muốn đi học bà liền cho cháu ở nhà, đến khi bố mẹ biết chuyện của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Linh Chi (T/h) ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN