Bí mật về ngón tay luôn đeo nhẫn

Bạn đã bao giờ thắc mắc, tại sao các cặp vợ chồng luôn đeo nhẫn ở ngón áp út bên tay trái chưa?

Đeo nhẫn đôi là cách các cặp đôi thường dùng để thể hiện tình cảm. Nó còn là biểu tượng cho một tình yêu vĩnh cửu, bền lâu. Thông thường, các cặp đôi thường đeo nhẫn ở ngón áp út bên tay trái và ngón đó còn được gọi là “ngón nhẫn”.

Truyền thống đeo nhẫn vào ngón áp út được cho là bắt nguồn ở Anh Quốc từ thời hoàng đế Tudor thế kỷ 16. Thời  kỳ đó, người Anh luôn tin rằng, ở ngón áp út bên tay trái có một tĩnh mạch nối thẳng đến trái tim tên là “Vena Amoris”. Vì vậy họ luôn đeo nhẫn ở ngón này để thể hiện cho tình yêu của mình.

Bí mật về ngón tay luôn đeo nhẫn - 1

Ngón áp út là ngón tay khác biệt nhất trong 5 ngón tay (ảnh minh họa)

Ngoài ra, người Anh cũng cho rằng ngón áp út khác biệt so với những ngón tay khác. Ngón áp út là ngón tay duy nhất trong năm ngón không thể tự mình duỗi ra hay co vào một cách thoải mái. Cũng giống như cuộc sống hôn nhân không thể hạnh phúc nếu chỉ có một người. Cả hai người luôn phải dựa vào nhau cùng vượt qua thử thách và khó khăn trong cuộc sống.

Tuy nhiên, không có quy tắc nào nói rằng nhất định phải đeo nhẫn đôi ở ngón áp út. Ngoài ngón nhẫn ra, có rất nhiều cặp đôi thích đeo nhẫn ở ngón giữa.

Người Úc, người Phần Lan, người Đức… có thói quen đeo nhẫn ở bàn tay trái trước khi kết hôn và sau khi kết hôn sẽ cùng đeo nhẫn ở ngón tay phải để tượng trưng co sự đồng lòng, nhất trí trong hôn nhân.

Ngoài ra, những người thuận tay trái cũng thường có thói quen đeo nhẫn ở bàn tay phải. Bởi đeo nhẫn ở tay thuận hơn đồng nghĩa với việc chiếc nhẫn bị ma sát nhiều, rất dễ bị xước.

Dù đeo nhẫn ở ngón tay nào hoặc bàn tay nào đi chăng nữa, ở khắp nơi trên thế giới, nhẫn đôi vẫn là biểu tượng của tình yêu đôi lứa bất diệt, không đổi thay theo năm tháng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Phương (Theo Insight) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN