Không phải chửi bới, quát mắng, 8 câu nói cửa miệng này của bố mẹ mới là điều khiến con tổn thương mãi mãi

Nói chuyện cũng là một cách dạy con hiệu quả. Ấy vậy mà nhiều khi bố mẹ Việt lại không hề để ý và khiến trẻ tổn thương.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Trong suốt quãng đường từ nhỏ đến khi trưởng thành, với những đứa trẻ, lời nói của cha mẹ là ánh đèn soi sáng đường các con bước. Chúng có thể khiến trẻ tổn thương hoặc khích lệ con sống hạnh phúc, tự tin.

Nhiều người nghĩ lời nói thoảng gió bay, nhưng hãy nhớ lại xem, có phải đôi khi chính những người lớn chúng ta cũng mãi không quên được một câu nói tổn thương dù vô tình hay cố ý nào đó? Vết thương thể xác sẽ có ngày lành da, vết thương từ tinh thần đôi khi đeo bám mãi.

Ngay cả một câu nói phổ biến có vẻ an toàn cũng có thể vô tình chạm vào lòng tự trọng của một đứa trẻ và khiến chúng cảm thấy bất an.

1. "Con thật lắm chuyện"

Trẻ nhỏ không giỏi kiểm soát cảm xúc, hành động của bản thân. Đôi khi, những lần trẻ khóc, giận dữ khiến cha mẹ mệt mỏi, khó chịu. Nhiều cha mẹ sẽ nói "con thật lắm chuyện" như một cách để yêu cầu trẻ giữ bình tĩnh. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý cho rằng cách nói này sẽ vô tình bác bỏ cảm xúc thật của trẻ.

Trẻ thường tìm đến cha mẹ để bày tỏ và học cách quản lý cảm xúc. Nếu cha mẹ cho rằng cảm xúc của trẻ là ngớ ngẩn, các em sẽ dần coi nhẹ tâm trạng, suy nghĩ của bản thân và người khác.

2. "Con thật là hậu đậu!"

Khi trẻ bị chê, trẻ chỉ nghĩ đến một điều duy nhất "Mình là đứa chẳng ra gì" và như thế, bạn đã không cho trẻ một cơ hội để thay đổi, trở nên tốt đẹp hơn. Như thế, hà cớ gì trẻ phải sạch sẽ hơn hay khéo léo hơn? Bản chất của nó đã là như thế rồi mà.

3. "Có gì to tát đâu"

Trẻ con dễ khóc vì những thứ có vẻ ngốc nghếch. Tuy nhiên, dù khó chịu vì tiếng khóc, bố mẹ cũng không nên gạt đi cảm xúc của đứa trẻ bằng câu nói "có gì to tát đâu".

Những vấn đề nhỏ cùng cảm xúc đi kèm rất quan trọng đối với đứa trẻ. Theo chuyên gia nuôi dạy con Amy McCready (Mỹ), khi nói "có gì to tát đâu", bố mẹ sẽ khiến con hiểu rằng "cảm xúc của mình không quan trọng" hoặc "thật ngớ ngẩn khi sợ hãi hoặc thất vọng".

Thay vì chối bỏ cảm xúc của con, bố mẹ hãy dành một khoảng thời gian để cố hiểu sự việc theo góc nhìn của trẻ nhỏ. Bà McCready gợi ý phụ huynh mở lời: "Con có vẻ đang rất sợ hãi/ thất vọng/ tức giận. Con có muốn nói chuyện với bố mẹ để tìm cách giải quyết không?". Như vậy, phụ huynh vừa giúp con xác định cảm xúc của mình (một phần quan trọng trong sự phát triển trí thông minh cảm xúc - EQ) vừa cho trẻ thấy bố mẹ luôn luôn ở bên con.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

4. "Con chờ bố/ mẹ về mà hỏi"

Đây là câu nói được xem là thiếu trách nhiệm mà các bậc phụ huynh thường mắc lỗi, khi con trẻ hỏi về một vấn đề nào đó. Việc "thiếu hợp tác" từ cha mẹ với những câu hỏi thắc mắc của con trẻ sẽ dần tạo thói quen khiến bé thu mình lại, không muốn đối thoại với người lớn và tự tìm câu trả lời theo ý mình.

Điều này nếu kéo lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển trong tính cách trong tương lai của trẻ.

5. "Con nhìn con của nhà người ta kia kìa"

Hầu hết mọi người ít nhiều đã từng bị bố mẹ mình so sánh với con nhà người ta khi còn nhỏ. Tâm lý so sánh này là biểu hiện của việc bố mẹ mong muốn con mình trở nên giỏi giang hơn, biến sự tự ái thành động lực để cố gắng nhiều hơn. Tuy nhiên, trên thực tế việc so sánh này hoàn toàn phản tác dụng.

Con cái luôn khao khát được bố mẹ hiểu mình, được công nhận. Việc bố mẹ nói những lời trái ngược với suy nghĩ của trẻ khiến chúng có cảm giác bị bỏ rơi.

Mỗi đứa trẻ đều là một cá thể duy nhất, không ai giống ai, việc so sánh thực sự rất khập khiễng. Nếu bố mẹ muốn con mình trở thành "con nhà người ta", trước hết bản thân cũng phải trở thành "bố mẹ nhà người ta". Nếu hiểu được vấn đề này, bố mẹ cần bỏ ngay sự so sánh mù quáng, quan tâm tới cảm nhận của con mình hơn thay vì điểm số.

6. Con giống hệt bố/mẹ con

Những câu nói kiểu thế này hầu hết do các bậc làm cha mẹ trẻ đang có vấn đề gì đó bất hoà với nhau rồi sau đó trút giận lên trẻ. Việc này vừa khiến cho người bố hoặc mẹ và cả người con cảm thấy bị xúc phạm.

Khi đó, người cha/mẹ vô tình đã đẩy con vào cuộc đấu tranh để chọn lựa, hoặc là theo phe bố hoặc là theo phe mẹ; trong trường hợp bố mẹ đã ly dị thì cảm giác của trẻ càng tồi tệ hơn.

7. "Ta ước chưa từng sinh con ra"

Dù thất vọng với trẻ, bạn cũng không nên nói rằng bạn ước chưa từng sinh chúng. Chuyên gia tâm lý Karen R. Koenig cho biết bà từng gặp nhiều trường hợp khách hàng bị tổn thương suốt đời vì câu nói này của cha mẹ.

Bà Koenig khuyên rằng khi gặp chuyện bực bội, không vui, cha mẹ cần tạo cho mình không gian riêng để lấy lại bình tĩnh trước khi nói chuyện với con, tránh nói ra những lời gây tổn thương trẻ.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

8. "Con khiến bố mẹ buồn khi làm thế"

Tất nhiên, bạn sẽ thất vọng nếu con không nghe lời. Tuy nhiên, điều quan trọng là thiết lập, duy trì các ranh giới và không đổ cảm xúc của mình lên con.

Chưa kể, việc nói "con khiến bố mẹ buồn khi làm thế" sẽ đem tới cho trẻ "quyền lực tiêu cực". Cụ thể, nếu biết mình có khả năng khiến bố mẹ vui, buồn hoặc tức giận, đứa trẻ sẽ tận dụng các cơ hội để thúc đẩy người lớn phản ứng theo mong muốn của chúng.

"Và sau này khi trưởng thành, suy nghĩ đó của trẻ sẽ làm hại các mối quan hệ tương lai, khiến trẻ trở thành kẻ thao túng người khác để đạt được thứ mình muốn", chuyên gia nuôi dạy con Amy McCready (Mỹ) cảnh báo.

Nguồn: [Link nguồn]

Cô giáo yêu cầu “cảm ơn bố mẹ” bé gái lớp 2 khóc nức nở: “Bố mẹ con bỏ nhau rồi”

Mới đây, trên các diễn đàn truyền tay nhau khoảnh khắc vô cùng xúc động về câu trả lời của bé lớp 2 khi được cô...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy ([Tên nguồn])
Những chuyện gia đình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN