6 điều phải làm nếu muốn con cai điện thoại, tivi khi nghỉ hè

Sự kiện: Dạy con

Làm sao để con bớt xem tivi, điện thoại trong những ngày nghỉ hè sớm "bất đăc dĩ" này? Làm sao biến ngày hè không trở thành "mùa của tivi, điện thoại"? Đó là nỗi trăn trở của nhiều bố mẹ. Hãy làm theo 6 điều dưới đây để đồng hành cùng con, cùng giúp con cai tivi, điện thoại.

Hãy dành thời gian chơi cùng con (Ảnh minh họa)

Hãy dành thời gian chơi cùng con (Ảnh minh họa)

1. Cha mẹ làm gương. Cha mẹ cũng mê xem thì lấy gì đảm bảo được con sẽ cai tivi, điện thoại? Cha mẹ mê xem tivi điện thoại thì con cũng mê xem. Vì thế nguyên tắc đầu tiên, cha mẹ muốn con không tivi, không điện thoại thì nhất định con sẽ từ bỏ được.

2. Đề ra quy định và kỉ luật đi kèm. Khi xác định được tư tưởng thì bản thân cha mẹ phải thật rắn và nghiêm túc chấp hành. Kể cả những người khác trong gia đình, nếu sống cùng, như ông bà nội ngoại, cũng không thể được phép có ngoại lệ. Quy định và kỷ luật sẽ giúp con nhìn vào và thực hành.

3. Khi làm kỉ luật, phải nhẫn tâm một chút. Cha mẹ thường xót con. Nhưng thực tế, con đói không sao đâu. Nhiều bạn nhỏ có khả năng thi gan cùng người lớn. Nhà sẵn đồ ăn, dỗi không ăn để đòi xem thì cha mẹ nên mặc kệ. Chưa có động vật nào mà đói lại không đi tìm đồ ăn, nhất là trẻ con. Làm kỉ luật với con mà mình mủi lòng là thua. Khi đó, cha mẹ sẽ không cai được cho con.

4. Không nên đập phá tivi, điện thoại. Nhiều cha mẹ trong cơn tức giận có phần bất lực mà đập phá tivi, điện thoại. Thật phản giáo dục. Con sẽ học theo cách hành xử bạo lực đó. Học theo cách tức giận đó. Trường hợp đó, cha mẹ hãy thật bình tĩnh, chỉ cần nghiêm mặt, giọng nói cứng rắn, dứt khoát: "Vì con xem vô tội vạ, ảnh hưởng học hành, ảnh hưởng mắt, ba mẹ nói không được. Bây giờ ba đem bán cái tivi này đi, chừng nào con hiểu chuyện thì ba tính sau". Nói xong liền chậm rãi tháo tivi ra và cho lên xe chở đi. Con sẽ học được cách xử lý việc bình tĩnh mà dứt khoát. Đó là dạy con bằng hành động. Gửi cũng được, bán cũng được, cho tặng cũng được. Nhưng nhất định cha mẹ nói là phải làm. Con nhìn vào đó mới thay đổi và cai được.

5. Không làm con sợ mà hãy làm cho con hiểu. Đánh con cũng chỉ được 1, 2 lần là bớt xem. Xong lại đâu vào đấy. Chẳng lẽ cứ đánh mãi. Quát tháo không có uy thì ngày nào cũng quát, con nó nghe mãi cũng quen, giống như người lớn quen với tiếng ồn. Càng về sau thì tiếng quát cũng không làm con thấy khó chịu nữa. Do vậy, thay vì làm con sợ, cha mẹ hãy làm cho con hiểu và giúp con tìm thấy động lực thay đổi từ bản thân mình.

6. Dành thêm thời gian cho con, mua thêm sách và đồ chơi cho con, chơi với con nhiều hơn. Không thể tham lam là cai tivi, xong bắt con đi học bài. Làm vậy, thất bại là chắc chắn luôn. Hãy dành thời gian chơi cùng con. Hãy dành cho con những niềm vui khác thay thế. Khi đó con chắc chắn sẽ thay đổi.

Nguồn: [Link nguồn]

Dạy con làm bài tập mà mẹ khóc mếu máo, dân mạng thi nhau thả ”ha ha”

Gần đây, cộng đồng mạng Trung Quốc được phen "dở khóc dở cười" trước đoạn clip 2 mẹ con cùng khóc nức nở...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Thảo ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN