Vì sao VKSND quận 6 từ chối bồi thường cho người bị oan từ 38 năm trước?

Sự kiện: Tin pháp luật

Ông Trịnh Dân Cường được trả tự do từ năm 1985 vì không liên quan đến vụ án nhưng đến nay vẫn chưa nhận được quyết định đình chỉ điều tra bị can; ông kiện đòi bồi thường thì bị cho rằng hết thời hiệu giải quyết.

Ngày 9-6 vừa qua, TAND quận 6, TP.HCM tổ chức buổi hòa giải và công khai chứng cứ vụ tranh chấp về bồi thường thiệt hại do cơ quan tiến hành tố tụng gây ra trong hoạt động tố tụng hình sự giữa nguyên đơn là ông Trịnh Dân Cường (ngụ quận 6) và bị đơn là VKSND quận 6.

Theo hồ sơ, ngày 28-2-1985, ông Cường, ông Hồ Văn Được và ông Trần Đức Ẩn bị Công an quận 6 bắt tạm giam vì nghi trộm vàng. Các quyết định tố tụng đều được VKS quận 6 phê chuẩn.

Quá trình điều tra, ông Được tự tử tại buồng giam. Ngày 19-9-1985, ông Ẩn được trả tự do, một năm sau thì mất. Ông Cường bị chuyển lên trại giam Tống Lê Chân để cải tạo khi chưa có quyết định của UBND TP và UBND quận 6.

Đến ngày 3-12-1986, ông Cường được trả tự do với lý do “không liên quan đến vụ trộm tiệm vàng”.

Ông Trịnh Dân Cường. Ảnh: NA

Ông Trịnh Dân Cường. Ảnh: NA

Lãnh án vì quyết đẩy người vô tội vào vòng lao lý

Theo bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM năm 1989 và bản án phúc thẩm của Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM (nay là TAND Cấp cao tại TP.HCM) năm 1990, những người thuộc Công an quận 6 và VKS quận 6 liên quan việc bắt giam ông Cường đã phạm các tội bắt, giam người trái pháp luật, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Bản án cũng nhận định do không đủ căn cứ buộc tội, các bị cáo đã hợp thức hóa các thủ tục như lệnh phê chuẩn của VKS quận 6, ghi lùi ngày trong quyết định khởi tố.

Gần đây, ông Cường đã khởi kiện VKS quận 6 yêu cầu xin lỗi công khai và bồi thường 6,8 tỉ đồng vì cơ quan này phê chuẩn lệnh bắt, khởi tố khiến ông bị giam oan 21 tháng 4 ngày, chịu nhiều tủi nhục, sức khỏe suy yếu, gia đình ly tán…

Tại buổi hòa giải và công khai chứng cứ ngày 9-6, ông Cường giữ nguyên yêu cầu khởi kiện.

Đại diện theo ủy quyền của bị đơn - VKS quận 6 nêu ý kiến rằng ngày 18-1-2017, VKS quận 6 đã có công văn trả lời ông Cường rằng ông được xác định oan bởi bản án phúc thẩm ngày 21-9-1990 nhưng đến nay ông Cường mới yêu cầu bồi thường nên đã hết thời hạn giải quyết.

Quá trình giải quyết khiếu nại, VKS quận 6 đã mượn hồ sơ kiểm sát vụ án từ VKSND TP.HCM. Tuy nhiên trong kho lưu trữ không tìm thấy hồ sơ này.

Ngày 27-11-2017, VKS quận 6 thỉnh thị ý kiến của VKSND TP.HCM, từ đó căn cứ Điều 19 Nghị quyết 388/2003 của UBTVQH về bồi thường thiệt hại cho người bị oan, sai do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra và Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước 2009 về thời hiệu yêu cầu bồi thường thì không còn thời hiệu để ông Cường yêu cầu bồi thường oan, nên VKS quận 6 đã không chấp nhận yêu cầu của ông.

Phía bị đơn cũng nêu rằng qua xác minh, được biết ông Cường có thẻ cử tri ở phường 8, quận 6. Sau khi được trả tự do, ông Cường lái xe ôm, đạp xích lô; cuộc sống rất khó khăn, không còn sức lao động.

Công an quận 6 cũng thông tin không có các quyết định đình chỉ điều tra vụ án, bị can và tài liệu đưa ông Cường đi cải tạo, hết cải tạo. Thời điểm xảy ra vụ việc chỉ áp dụng sắc lệnh 02 năm 1957 và chưa có BLTTHS nên quyết định trả tự do của ông Cường là quyết định cao nhất.

Ông Trịnh Dân Cường (bìa trái) cùng người đại diện theo pháp luật đến TAND quận 6 ngày 9-6. Ảnh: NCT

Ông Trịnh Dân Cường (bìa trái) cùng người đại diện theo pháp luật đến TAND quận 6 ngày 9-6. Ảnh: NCT

Phía bị đơn cũng nêu rằng qua xác minh, được biết ông Cường có thẻ cử tri ở phường 8, quận 6. Sau khi được trả tự do, ông Cường lái xe ôm, đạp xích lô; cuộc sống rất khó khăn, không còn sức lao động.

VKS quận 6 trình bày, xét thấy VKS quận 6 vừa là bị đơn vừa là cơ quan kiểm sát vụ việc. Do đó, bị đơn kiến nghị TAND quận 6 có văn bản đề nghị TAND TP.HCM rút vụ án để giải quyết.

Đại diện bị đơn cũng cho biết vụ án của ông Cường, căn cứ mục 3 chương II Thông tư liên Bộ Công an - VKSND Tối cao số 427 ngày 28-6-1963 thì lẽ ra Công an quận 6 phải đình chỉ.

Ông Trịnh Dân Cường vẫn chưa được đình chỉ điều tra

Sau khi được trả tự do, ông Cường nhiều lần làm đơn khiếu nại, yêu cầu đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can đối với ông và bồi thường oan cho ông. Tuy nhiên, yêu cầu của ông đến nay vẫn chưa được cơ quan nào giải quyết.

Nguồn: [Link nguồn]

Hai người lính mang án oan giết người, 40 năm vẫn chưa được bồi thường

Dù đã được ngành chức năng của tỉnh Vĩnh Phúc tổ xin lỗi công khai sau gần 40 năm bị bắt oan về tội giết người, nhưng việc giải quyết bồi thường oan sai cho gia đình 2 người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo SONG MAI ([Tên nguồn])
Tin pháp luật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN