Nguyên thượng tá công an lừa gần 70 người, chiếm đoạt hơn 24 tỉ đồng

Giới thiệu quen biết lãnh đạo Bộ Công an, có khả năng chạy trường, chạy việc trong ngành công an, một nguyên lãnh đạo cấp phòng Công an tỉnh Đắk Lắk lừa đảo chiếm đoạt hơn 24 tỉ đồng của gần 70 người

Ngày 15-8, TAND tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với bị cáo Y Tuyến Ksơr - nguyên thượng tá, nguyên phó trưởng Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC46), Công an tỉnh Đắk Lắk.

Nguyên thượng tá công an lừa gần 70 người, chiếm đoạt hơn 24 tỉ đồng - 1

Bị cáo Y Tuyến Ksơr tại phiên tòa sơ thẩm

Theo cáo trạng, từ tháng 5-2012 đến tháng 4-2014, Y Tuyến Ksơr giữ chức vụ phó trưởng Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ (PA71) và từ tháng 5-2014 đến tháng 8-2016 giữ chức vụ phó trưởng PC46  Công an tỉnh Đắk Lắk. 

Trong khoảng thời gian trên, Y Tuyến Ksơr đã đưa ra thông tin gian dối "bản thân quen biết với lãnh đạo Bộ Công an" và giới thiệu mang cấp hàm thượng tá, lấy danh nghĩa phó trưởng PA71 và phó trưởng PC46 có khả năng giúp vào học tại các trường của ngành công an cũng như công tác trong ngành công an, thậm chí chuyển công tác từ đơn vị này sang đơn vị khác. Nhờ vậy, Y Tuyến Ksơr đã chiếm đoạt của gần 70 người ở nhiều tỉnh với tổng số tiền hơn 24 tỉ đồng. Số tiền chiếm đoạt Y Tuyến Ksơr dùng một phần trả cho những người đã nhận trước đó và tiêu xài cá nhân. Các hồ sơ liên quan đến xin việc, xin học Y Tuyến Ksơr mang đi tiêu hủy.

Tại phiên tòa, trong số gần 70 người bị hại và gần 60 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, mặc dù đã được tòa triệu tập nhưng nhiều người vắng mặt không lý do. Vì vậy, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa, ấn định ngày 29-8 sẽ mở lại phiên tòa sơ thẩm.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động sau phiên tòa, ông Đặng Văn Tâm (SN 1972; ngụ huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) cho biết năm 2014, ông biết thông tin một người ở Gia Lai có thể "chạy" được cho con ông đi học tại trường trong ngành công an. Sau đó, ông cùng người này đã giao cho Ngô Xuân Hải (ngụ TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) 450 triệu đồng. Ông Hải tiếp tục đưa cho ông Trần Hồng Lĩnh (ngụ TP Pleiku) 370 triệu đồng, giữ lại 80 triệu đồng. Tiếp đó, ông Lĩnh đưa cho ông Y Tuyến Ksơr 310 triệu đồng, giữ lại 60 triệu đồng. 

"Suốt nhiều năm qua, tôi đã phải vào Đắk Lắk, Gia Lai hơn 10 lần để phục vụ công tác điều tra. Bao nhiêu tài sản đã cầm cố tại ngân hàng rồi vay mượn thêm để chạy học cho con, chi phí đi lại nhưng không biết đến khi nào mới kết thúc vụ án, khiến tôi rất mệt mỏi" - ông Tâm nói.

Chủ trang mạng học làm giàu lừa đảo hơn 2.700 tỷ

Đối tượng sử dụng danh nghĩa tổng giám đốc pháp nhân để huy động vốn cho cá nhân mình, lừa đảo nhà đầu tư dồn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo C.Nguyên ([Tên nguồn])
Những chiêu trò lừa đảo Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN