Bi kịch sau giấc mơ sang Campuchia “việc nhẹ lương cao”: Lộ thủ đoạn mua - bán người

Sự kiện: Tin pháp luật

Như chúng tôi đã phản ánh trong số báo trước về tình trạng đưa người sang Campuchia lao động trái phép, trong đó có nạn nhân bị bán vào casino, có nạn nhân bị đánh đập đến chết. Qua tìm hiểu, làm việc với một số bị hại, cũng như tiếp xúc với một số đối tượng môi giới, lừa đảo đưa người sang Campuchia lao động trái phép, chúng tôi nhận thấy những dấu hiệu mua - bán người một cách tinh vi của các đối tượng dần hé lộ.

Thực tế, nhiều nạn nhân bị lừa sang Camphuchia để tìm kiếm công ăn, việc làm chỉ là vỏ bọc cho hành vi mua - bán người và cái kết sau cùng là bị đe dọa tống tiền và đòi tiền chuộc.

Lừa bán cả bạn thân

Ngày 14-6-2022, sau khi được giải cứu trở về nước ít ngày, N.V.C (sinh năm 2003, ở TP. Sầm Sơn) đã đến Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa tố cáo hành vi mua - bán người của Trần Ngọc Chung (sinh năm 2003) ở khu phố Trung Thịnh, phường Quảng Tiến, TP. Sầm Sơn.

Tháng 2-2022, khi Chung đang làm việc bên Campuchia có nhắn tin hỏi thăm C về công việc, cuộc sống ở quê. Là bạn bè thân thiết, C nói với Chung là ở quê không có việc làm ổn định. Chung liền rủ C sang Campuchia làm cùng với công việc chỉ cần gõ máy tính và mức lương khoảng 500 USD/tháng. Chung còn hứa mọi chi phí, thủ tục đi lại như thế nào Chung sẽ lo hết. Đang không có việc làm, lại là bạn thân cùng quê và thấy Chung hứa chắc chắn như vậy nên C đồng ý sang Campuchia làm việc.

Trung tá Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Công an tỉnh Thanh Hóa báo cáo tình hình tại một buổi làm việc.

Trung tá Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Công an tỉnh Thanh Hóa báo cáo tình hình tại một buổi làm việc.

Đầu tháng 3-2022, Chung gọi điện báo sẽ có người đón và bảo C ra một quán Internet ngồi chờ. Tại đây, C gặp thêm 3 người khác gồm: Trương Như Tùng, Đoàn Văn Khánh, Vũ Như Nam đều ở TP. Sầm Sơn cũng đang chờ để được sang Campuchia làm việc theo sự sắp xếp của Chung. Chơi game đến 2 giờ sáng, cả 4 người được một xe taxi đến đón và đưa ra bắt xe khách vào TP. Hồ Chí Minh.Tại đây, có người đón sẵn và đưa cả nhóm xuống Long An, sau đó giao cho người khác đưa đến khu vực rừng núi bằng xe máy.

“Nhóm chúng tôi và một nhóm 3 người khác (không biết tên) cũng đang đợi trời tối để các đối tượng tổ chức vượt biên sang Campuchia. Khi trời tối, chúng tôi được một người đàn ông dẫn qua rừng sang Campuchia, 4 giờ sáng, nhóm chúng tôi được đưa đến công ty nơi Chung làm việc. Tại đây, sau 2 ngày làm quen, chúng tôi được giao máy tính và bắt đầu làm việc. Làm được hơn 1 tháng thì trong công ty xảy ra việc một nhân viên bị tử vong, cảnh sát Campuchia đến điều tra sự việc. Khi thấy cảnh sát, chúng tôi đã kêu gào nhờ sự giúp đỡ của họ. Biết được thông tin, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia đã có mặt và phối hợp giải cứu chúng tôi. Đến ngày 29-4-2022, chúng tôi được Đại sứ quán Việt Nam giải cứu và đưa qua cửa khẩu quốc tế Hà Tiên để trở về nước. Tại cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, tôi và nhiều người khác bị phạt 4 triệu đồng (hành vi xuất cảnh trái phép) và được đưa về quê”, anh C kể.

Phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Ngọc Chung vì tội “Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép”.

Phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Ngọc Chung vì tội “Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép”.

Theo lời anh C, hằng ngày phải làm việc từ 13-15 tiếng, nếu không chịu làm việc, không đạt chỉ tiêu hoặc chống đối, không chấp hành thì sẽ bị phạt. Nhẹ thì bị bắt quỳ nhiều giờ liền, nặng thì sẽ bị nhốt vào phòng tối, bị đánh đập, chích điện. Nếu muốn nghỉ việc thì phải nộp tiền chuộc từ 120 đến 150 triệu đồng; nếu bỏ trốn hoặc báo cho cảnh sát thì sẽ bị bắn, bị đánh cho đến chết.

Sau khi nhận đơn tố cáo của các nạn nhân, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã khẩn trương vào cuộc. Ngày 16-6-2022, Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Trần Ngọc Chung về hành vi “Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép”.

Theo kết quả điều tra ban đầu, Chung sang Campuchia và làm việc tại casino. Trong thời gian ở đây, Chung đã sử dụng tài khoản Facebook nhắn tin, gọi điện cho bạn bè, người quen để lôi kéo họ sang Campuchia. Mặc dù biết công việc nặng nhọc, vất vả nhưng Chung vẫn nói dối các nạn nhân là sang làm việc nhẹ nhàng, lương cao.

Sau khi tư vấn, thuyết phục được 4 nạn nhân ở TP. Sầm Sơn đồng ý sang Campuchia, ngày 1-3-2022, Trần Ngọc Chung đã tổ chức cho những người này vượt sông qua biên giới tỉnh Long An sang Campuchia làm việc tại các casino. Trong quá trình làm việc tại đây, những người này đã bị quản lý ép buộc ký cam kết phải thực hiện các hành vi lừa đảo trên không gian mạng trong vòng 1 năm và bị ngược đãi. Riêng Trần Ngọc Chung, sau khi đưa được 4 người trên sang Campuchia thì đã bán cho công ty với giá 650USD/ người, sau đó trở về nước, bỏ mặc các nạn nhân...

Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao cảnh giác, không xuất cảnh trái phép sang nước ngoài làm việc.

Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao cảnh giác, không xuất cảnh trái phép sang nước ngoài làm việc.

Ngoài vụ án này, từ đầu năm 2022 đến nay, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã làm rõ 4 vụ, 8 đối tượng có hành vi đưa người xuất cảnh trái phép sang Campuchia; chuyển hồ sơ sang viện kiểm sát nhân dân các cấp đề nghị truy tố 2 vụ, 2 bị can phạm tội “Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép”.

Buôn người trá hình

Qua các vụ án liên quan đến hành vi “Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép” cho thấy, bên cạnh việc môi giới, dụ dỗ, lôi kéo và tổ chức đưa công dân sang Campuchia lao động trái pháp luật thì các đối tượng môi giới còn đề nghị bị hại giới thiệu, rủ rê thêm bạn bè, người thân đi cùng với lập luận “Để tiện chuyến xe công ty đưa đón và hạn chế việc phải chờ đợi đủ người sẽ mất thời gian”. Khi sang làm việc tại các casino, sòng bạc, các trung tâm điều hành đánh bạc trực tuyến, ngoài bị ép buộc, đối xử thậm tệ, giới chủ ở đây còn ép buộc nhân viên thông qua mạng xã hội để tuyển người (chủ yếu là người thân quen) sang làm việc cho chúng. Nếu người dân không tỉnh táo sẽ vô tình tiếp tay cho hành vi mua - bán người, tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái pháp luật.

Công an xã Hà Lai, huyện Hà Trung, Thanh Hóa tổ chức cho công dân ký cam kết không vượt biên trái phép sang nước ngoài tìm kiếm việc làm.

Công an xã Hà Lai, huyện Hà Trung, Thanh Hóa tổ chức cho công dân ký cam kết không vượt biên trái phép sang nước ngoài tìm kiếm việc làm.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Phòng An ninh đối ngoại, Công an tỉnh Thanh Hóa, tại 22/27 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đều có công dân sang Campuchia lao động trái pháp luật với tổng số 381 trường hợp. Đặc biệt, từ tháng 4-2022 đến nay, tình trạng công dân trên địa bàn bị các đối tượng lôi kéo, môi giới đưa người sang Campuchia sau đó lừa bán vào các cơ sở đánh bạc trực tuyến do người Trung Quốc làm chủ diễn biến phức tạp. Các nạn nhân đều bị cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản, đồng thời bị ép buộc thực hiện các hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng nhằm vào người Việt Nam.

Các lực lượng chức năng đã phối hợp đưa được 179 trường hợp lao động trái phép người Thanh Hóa tại Campuchia trở về nước (giải cứu 19 trường hợp bị cưỡng bức lao động trong các sòng bạc, casino, trung tâm game online; 13 trường hợp được gia đình nộp tiền chuộc về nước trong năm 2022). Hiện vẫn còn 202/381 trường hợp đang lao động trái phép tại Campuchia, trong đó bước đầu xác định có 86 trường hợp xuất cảnh trái phép, 21 trường hợp đang bị khống chế, cưỡng bức lao động trong các cơ sở đánh bạc trực tuyến, game online...

Sau khi được giải cứu, một nạn nhân ở TP. Sầm Sơn tố cáo đối tượng đã lừa bán mình.

Sau khi được giải cứu, một nạn nhân ở TP. Sầm Sơn tố cáo đối tượng đã lừa bán mình.

Một nạn nhân đến cơ quan điều tra tố cáo hành vi của đối tượng môi giới.

Một nạn nhân đến cơ quan điều tra tố cáo hành vi của đối tượng môi giới.

Trung tá Nguyễn Thanh Bình, Trưởng Phòng An ninh đối ngoại, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, giới chủ tại các trung tâm game online, các casino nhắm tới lao động người Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN nhằm gia tăng cơ hội lôi kéo thêm nhiều người sang Campuchia để đánh bạc, mang lại lợi nhuận cho các casino...

Theo tìm hiểu của chúng tôi, vòi bạch tuộc đưa người sang lao động trái phép tại Campuchia đã vươn tới nhiều tỉnh, thành. Càng những nơi xa trung tâm, xa thành phố lớn, nơi mà người dân thiếu thông tin thì các đối tượng càng dễ bề lừa đảo. Cuối tháng 3-2022, em H (trú tại huyện Mang Yang - Gia Lai) đã nhận được thông báo tuyển lao động sang Campuchia làm việc với mức lương 800 USD/tháng thông qua mạng xã hội. Vì gia cảnh khó khăn, em bỏ học và trốn gia đình đi theo lời mời chào hấp dẫn. Sau 10 ngày con "mất tích", thì cha mẹ của H nhận được tin con mình đang ở Campuchia làm việc cho một công ty và phải hoàn thành chỉ tiêu rất cao. Nếu không đạt chỉ tiêu sẽ bị phạt tiền. Do công việc không hoàn thành đúng theo yêu cầu của chủ, H bị đánh đập và bị yêu cầu nộp phạt 130 triệu đồng. Em đã phải nhắn tin cầu cứu gia đình, vì không muốn bị họ bỏ đói và chích điện. Không chỉ Gia Lai, các tỉnh như Long An, Phú Yên... cũng xuất hiện các nạn nhân bị lừa đưa sang Campuchia lao động trái phép.

(Còn tiếp)

Nguồn: [Link nguồn]

Bị lừa sang Campuchia, nộp 80 triệu vẫn bị ép ở lại lừa các nạn nhân mới

Nghe lời dụ dỗ việc nhẹ lương cao, thanh niên Bắc Giang bị lừa sang Campuchia đòi tiền chuộc và bị ép ở lại tuyển người mới từ Việt Nam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đình Hợp - Đinh Hiền ([Tên nguồn])
Tin pháp luật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN