Nga-TQ rầm rộ đưa tên lửa hạt nhân áp sát nhau làm gì?

Vùng đất lạnh giá giáp biên giới Nga-Trung Quốc đang trở thành điểm nóng bởi sự xuất hiện của các tên lửa có thể gắn đầu đạn hạt nhân của hai nước.

Nga-TQ rầm rộ đưa tên lửa hạt nhân áp sát nhau làm gì? - 1

Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M của nga.

Theo National Interest, hồi tháng 6, Nga đã điều lữ đoàn thứ 4 trang bị tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M đến khu vực Viễn Đông, giáp biên giới Trung Quốc.

Số lượng tên lửa đủ có thể gắn đầu đạn hạt nhân của Nga hiện diện gần biên giới Trung Quốc lớn gấp đôi so với bất cứ quân khu chiến lược nào khác. Các tên lửa Iskander-M có tầm bắn 400 – 500km, đặt nhiều mục tiêu trong lãnh thổ Trung Quốc vào tầm ngắm.

Ngược lại, Trung Quốc được cho là đã đưa Dongfeng-41(DF-41) đến khu vực phía đông bắc của nước này. DF-41 là mẫu tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hiện đại nhất của Trung Quốc với khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân.

Nga và Trung Quốc ngày nay giống như hai đồng minh thân cận, thường xuyên tập trận chung trên đất liền và trên biển. Nhưng trong quá khứ, vùng Viễn Đông luôn là điểm nóng xung đột Nga-Trung.

Năm 1969, Liên Xô và Trung Quốc suýt nữa đã phát động chiến tranh sau những cuộc đụng độ quân sự trong khu vực.

Giới phân tích cho rằng, Moscow đưa tiểu đoàn Iskander-M áp sát Trung Quốc nhằm “nắn gân” người hàng xóm phía nam.

Nga-TQ rầm rộ đưa tên lửa hạt nhân áp sát nhau làm gì? - 2

Binh sĩ Nga lắp đặt đạn tên lửa Iskander-M.

Theo số liệu thống kê, khu vực biên giới phía đông lạnh giá của Nga có số người Trung Quốc sinh sống vượt trội so với người Nga. Ít nhất 5 triệu người nhập cư Trung Quốc đã vượt qua biên giới trong những năm qua, dấy lên nhiều lo ngại.

Tổng thống Nga Vladimir Putin từng cảnh báo rằng, các trẻ em Nga một ngày nào đó lớn lên sẽ nói tiếng Trung Quốc. Đa số khu vực xung quanh biên giới Nga-Trung ngày nay đều từng thuộc về Trung Quốc. Khu vực này trở thành địa điểm phù hợp để đặt các nhà máy công nghiệp.

Toàn bộ lượng kim cương , một phần ba lượng vàng và số lượng lớn khí đốt, dầu mỏ, kim loại của Nga đều tập trung ở vùng Viễn Đông.

Theo National Interest, hoạt động điều quân của Nga và Trung Quốc có thể được hiểu theo cách phô trương sức mạnh quân sự, chứ chưa hẳn là dấu hiệu chuẩn bị chiến tranh.

Trên lý thuyết, sự xuất hiện của tên lửa DF-41 sát biên giới Nga sẽ chỉ khiến tên lửa này bị giới hạn các mục tiêu có thể tấn công trên đất Nga, vì quỹ đạo bay cần khoảng cách lớn.

Nhưng vì sao Nga lại đưa tên lửa áp sát biên giới Trung Quốc? Theo National Interest, hoạt động gia tăng quân sự trong khu vực chính là di sản còn sót lại từ thời căng thẳng Liên Xô-Trung Quốc, chiến lược Chiến tranh Lạnh và sự thiếu hụt ngân sách để Nga xây dựng cơ sở quân sự mới.

Trong giai đoạn đỉnh điểm căng thẳng Liên Xô-Trung Quốc những năm 1960, Bắc Kinh lo ngại người Nga có thể tấn công từ Mông Cổ và khu vực biên giới phía đông bắc.

Không thể đấu lại được với sức mạnh quân sự Liên Xô, Trung Quốc xây dựng nhiều cứ điểm phòng thủ và đưa quân hiện diện thường trực ở biên giới.

Nga-TQ rầm rộ đưa tên lửa hạt nhân áp sát nhau làm gì? - 3

Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 của Trung Quốc.

Đó là lúc mà Liên Xô lo ngại khả năng Trung Quốc tấn công, nên tính đến việc rải mìn hạt nhân dọc biên giới hay sẵn sàng cho khả năng tấn công hạt nhân phủ đầu

Hàng thập kỷ trôi qua, nguy cơ chiến tranh dần qua đi nhưng các cơ sở quân sự thì vẫn còn đó. Năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cải tổ toàn diện quân đội và Bắc Kinh không còn coi biên giới Nga-Trung là mối đe dọa an ninh hàng đầu nữa.

“Lý do Nga đưa vũ khí đến sát Trung Quốc là vì yếu tố lịch sử, sau khi Liên Xô sụp đổ”, Vasily Kashin, nhà phân tích quân sự Nga nói.

Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đặt các lữ đoàn thiện chiến ở Đông Đức và Đông Âu. Nhưng sự sụp đổ của Liên Xô đã khiến các đơn vị quân đội này được điều sang đối phó với Trung Quốc ở vùng Viễn Đông.

Nga thiếu nguồn lực để xây dựng cơ sở quân sự mới, như căn cứ, sân bay và nhà kho. Vậy nên Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng từ thời Liên Xô, ông Kashin giải thích.

Đó là lý do 4 lữ đoàn Iskander-M đóng quân ở đúng những nơi đề phòng nguy cơ Trung Quốc tấn công. Một lữ đoàn ở Mông Cổ, một lữ đoàn khác gần Nội Mông và hai lữ đoàn còn lại ở sát biên giới tây bắc với Trung Quốc.

Tướng Nga cảnh báo Triều Tiên có thể ”chơi tất tay” với Mỹ

Khi chiến tranh nổ ra, tướng Pavel nói rằng “đó không phải là một cuộc dạo chơi quân sự” như Mỹ tưởng tượng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - NI ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN