Châu Á có nhiều "nô lệ hiện đại" nhất thế giới

Một tổ chức quốc tế vừa công bố danh sách những quốc gia có nhiều "nô lệ" nhất thế giới, trong đó Ấn Độ dẫn đầu với 18,3 triệu người.

Châu Á có nhiều "nô lệ hiện đại" nhất thế giới - 1

46 triệu người đang bị ép buộc làm nô lệ thời hiện đại, trong đó có cả trẻ em

Gần 46 triệu người trên thế giới đang sống trong chế độ "nô lệ hiện đại", một hệ thống bóc lột khi chính phủ và các doanh nghiệp yêu cầu ngày càng nhiều từ nhân công, theo Tổ chức về quyền con người Walk Free có trụ sở tại Úc.

Hôm nay 31.5, Walk Free vừa phát hành “Chỉ số nô lệ toàn cầu”, một bản thống kê số lượng lao động mắc kẹt trong "tình trạng bị bóc lột khi họ không thể từ chối hoặc thoát khỏi tình trạng đó, vì sự đe dọa, bạo lực, ép buộc, lạm dụng quyền lực hoặc lừa dối." Trong đó, hầu hết là người lao động thuộc lĩnh vực nông nghiệp, đánh bắt thủy sản và sản xuất, hoạt động mại dâm và hôn nhân cưỡng ép.

"Chính phủ cần xem xét kỹ hơn việc tuyển dụng lao động bất hợp pháp, truy lùng các công ty bất hợp pháp khiến lao động trở thành nô lệ và trừng phạt những công ty, cá nhân đang sử dụng lao động bị ép buộc một cách trực tiếp hoặc trong dây chuyền cung ứng của họ", Walk Free cho biết trong một tuyên bố. "Đồng thời, điều quan trọng là giải quyết các vấn đề về di cư lao động bằng các tạo cơ hội việc làm ngay tại nước nhà."

Châu Á có nhiều "nô lệ hiện đại" nhất thế giới - 2

Một cậu bé 10 tuổi bị ép phải lao động ở nhà máy sản xuất nhôm ở Bangladesh (Ảnh: The Atlantic)

Cuộc khảo sát dựa trên 42.000 cuộc phỏng vấn tại 167 quốc gia, cho thấy các nước Châu Á chiếm gần 60 % nô lệ hiện đại trên thế giới. Ấn Độ là quốc gia có số lượng cao nhất, 18,3 triệu, tiếp sau là Trung Quốc, Pakistan, Bangladesh, và Uzbekistan. Vikas Swarup, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Ấn Độ, từ chối bình luận về thông tin trên.

Tuy nhiên, nếu xét về tỉ lệ dân số, Triều Tiên là nơi có tỉ lệ cao nhất, với 4,3 % dân số được cho là "nô lệ hiện đại".

Châu Á có nhiều "nô lệ hiện đại" nhất thế giới - 3

Châu Á chiếm gần 60 % nô lệ hiện đại trên thế giới.

Con số năm nay đã tăng 28% so với bản thống kê năm ngoái, cũng thực hiện bởi Tổ chức Walk Free. Có ý kiến cho rằng sự gia tăng này là do việc thu thập thông tin và phương pháp nghiên cứu tốt hơn.

"Tôi tin vào vai trò quan trọng của các nhà lãnh đạo trong chính phủ, doanh nghiệp và xã hội dân sự," Andrew Forrest, người Chủ tịch tỉ phú của Tổ chức Walk Free cho biết trong một tuyên bố. Forrest là cổ đông lớn nhất của công ty sản xuất quặng sắt Fortescue Metals Group. "Các doanh nghiệp không bóc lột lao động đang phải đối mặt với rất nhiều sự canh tranh", ông nói thêm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trà My - Bloomberg ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN