Điện ảnh Trung Quốc thập kỉ bùng nổ (phần 1)

Từ một trong những nền công nghiệp điện ảnh bị coi thường nhất trở thành nền điện ảnh qui mô thứ hai sau Hollywood, câu chuyện điện ảnh Trung Quốc thập kỉ đầu tiên thế kỉ 21 xứng đáng là một bài học đáng học hỏi.

Điện ảnh Đại lục Trung hoa đã đi qua chặng đường dài kể từ những năm 1970 khi anh em nhà Shaw của đất Hồng Kong thống trị thị trường. Ngành công nghiệp phim ảnh Trung hoa Đại lục phát triển nhanh tới nỗi, chỉ sau 20 năm đã sản sinh rất nhiều ngành nghiên cứu về Điện ảnh Trung Hoa. Rất nhiều xu hướng đến rồi đi nhanh chóng và khi trở lại, chúng mới mẻ và rực rỡ hơn bao giờ hết.

Điện ảnh Trung Quốc thập kỉ bùng nổ (phần 1) - 1

Những siêu sao của ngành công nghiệp phim ảnh Trung Quốc và Đại Lục

Ngành điện ảnh Trung Hoa, bao gồm những nhánh con là điện ảnh Hồng Kông và Đài Loan, đã đóng cửa với thế giới từ sau Cách mạng Trung Quốc 1946. Nhưng sau Cải cách Văn hóa và nhờ những chính sách cải tổ của Đặng Tiểu Bình đầu những năm 1980, ngành công nghiệp phim ảnh quốc gia này đã mở cửa trở lại.

Thành công ban đầu của những nhà làm phim thuộc Thế hệ đạo diễn thứ năm (những người tốt nghiệp Học Viện Điện Ảnh Bắc Kinh khóa 1982 bao gồm Trương Nghệ Mưu, Điền Tráng Tráng và Trần Khải Ca) ở nửa cuối những năm 1980 đã mở đường cho điện ảnh Trung quốc đến với thế giới. Nhưng phim của họ trong giai đoạn này thuộc dòng phim nghệ thuật độc lập. Chỉ những người sành phim mới đủ khả năng thưởng thức những tuyệt phẩm đầy tính thẩm mỹ đó. Chúng không hề mặn mà với các phòng vé. Phim bom tấn ra rạp Trung quốc thời gian đó đều là của các nhà sản xuất Hồng Kong. Siêu sao Hồng Kong nổi tiếng và được yêu thích hơn hết trên đất Đại lục.

Nhưng phim Trung Quốc đã thoát khỏi cái bóng Hồng Kong ngay khi ngành công nghiệp hưởng lợi từ cơ chế kiểm duyệt được nới rộng ở thập kỉ 90 thế kỉ 20. Thị trường phim Trung Quốc trải qua một những giai đoạn tiến triển không hề giống với thập kỉ trước. Từ một trong những nền công nghiệp điện ảnh bị coi thường nhất trở thành nền điện ảnh qui mô thứ hai sau Hollywood, câu chuyện điện ảnh Trung Quốc xứng đáng là một bài học đáng học hỏi.

Dưới đây là những câu chuyện đáng nhớ của điện ảnh Trung Quốc thập kỉ đầu tiên của thế kỉ 21 khiến điện ảnh của nhiều nước khác ngưỡng mộ.

1. Thế hệ đạo diễn thứ Năm trở lại

Xu hướng nổi bật đầu tiên trong điện ảnh Trung Hoa bắt đầu vào năm 2002 với sự ra rạp của bộ phim võ thuật “toàn sao” là Hero (Anh Hùng), do Trương Nghệ Mưu sản xuất và đạo diễn. Anh Hùng thành công tới nỗi nó tạo ra hẳn một xu hướng mới, xu hướng làm phim kinh phí lớn. Các đạo diễn của thế hệ thứ Năm, được cả thế giới biết đến với những phản đề lại hiện thực và xã hội trong những phim trước đó, đã bước ra khỏi chiếc “mạng” phim nghệ thuật độc lập để đầu tư vào những dự án sản xuất qui mô hơn và làm say lòng khán giả hơn hết.

Ngay khi ra mắt tháng 10 năm 2002, Anh Hùng đã được coi là một trong những tác phẩm điện ảnh có kinh phí lớn nhất và đắt đỏ nhất trong lịch sử. Được làm với 217 triệu Nhân dân tệ (35,36 triệu USD), Hero đã thu về từ phòng vé toàn cầu 1,2 tỉ Nhân dân tệ, một thành công mang tính hiện tượng.

Điện ảnh Trung Quốc thập kỉ bùng nổ (phần 1) - 2

Anh Hùng (2002)

Điện ảnh Trung Quốc thập kỉ bùng nổ (phần 1) - 3

Cảnh đánh nhau kinh điển lột tả hết chất kiếm hiệp và hiệu ứng kĩ xảo công nghệ trong Anh Hùng

Hàng loạt tác phẩm bom tấn được sản xuất theo sau Anh Hùng như Warriors of Heaven and Earth (Thiên Địa Anh Hùng 2003), The promise (Vô Cực 2005), The Banquet (Dạ Yến 2006) và Wheat (Mạch Điền 2009) đều được làm bởi bàn tay tài hoa của những đạo diễn Thế hệ thứ Năm. Những bộ phim này đều cố gắng cạnh tranh với tham vọng của Anh Hùng bằng cách tích hợp những bối cảnh lịch sử tương tự, những công nghệ hiệu ứng hình ảnh bắt mắt, và chất dã sử kiếm hiệp. Tuy vậy, chúng đều không “nổ” được ở phòng vé và nhanh chóng bị lãng quên.

Duy có House Of Flying Daggers (Thập Diện Mai Phục 2004) của Trương Nghệ Mưu là bộ phim hậu Anh Hùng đạt thành công quan trọng cả trong và ngoài Trung Quốc.

Điện ảnh Trung Quốc thập kỉ bùng nổ (phần 1) - 4

Thập Diện Mai Phục (2004)

2. Phim Hồng Kong thắng thế

Mặc dù xu hướng sản xuất những phim bom tấn Đại lục đang nổi lên như vũ bão, Điện ảnh Trung Hoa đại lục vẫn hoạt động dưới “chiếc ô” Hồng Kong. Hero của đạo diễn họ Trương là một sản phẩm đồng sản xuất với Hồng Kong. Và các nhà phê bình phim đã vinh danh hàng loạt siêu sao Hồng Kong như Lương Triều Vĩ, Trương Mạn Ngọc, và Chân Tử Đan đóng góp rất nhiều cho kiệt tác. Thậm chí Lý Liên Kiệt, một diễn viên Trung Quốc cũng được quảng cáo là diễn viên Hồng Kong, bởi anh nổi tiếng nhờ đóng phim Hồng Kong. Bản thân Anh Hùng cũng là tác phẩm lấy cảm hứng từ thể loại phim kiếm hiệp đã có sẵn của Hồng Kong.

Phụ thuộc vào tiếng tăm và qui mô của ngành công nghiệp quá bự Hồng Kong, hầu hết những bộ phim bom tấn Trung Quốc trong suốt giai đoạn này đều đồng sản xuất với các hãng phim Hồng Kong, và có sự tham gia của những siêu sao hàng đầu Hồng Kong. Trương Nghệ Mưu tất nhiên là đạo diễn Trung Quốc thành công duy nhất về mặt thương mại, đã cho ra lò siêu bom tấn cuối cùng vào năm 2006, Curse of the Golden Flower (Hoàng Kim Giáp), do diễn viên đình đám Châu Nhuận Phát của Hồng Kong đóng.

Điện ảnh Trung Quốc thập kỉ bùng nổ (phần 1) - 5

Hoàng Kim Giáp (2006)

Điện ảnh Trung Quốc thập kỉ bùng nổ (phần 1) - 6

Châu Nhuận Phát góp phần làm nên sự thành công của Hoàng Kim Giáp

Hoàng Kim Giáp cũng là bộ phim làm bởi đạo diễn Trung quốc cuối cùng thu lại doanh thu khủng từ phòng vé đại lục. Những bộ phim sau đó của Trương Nghệ Mưu như A Simple Noodle Story (Tam Thương Phách Án Kinh Kỳ), Under the Hawthorn Tree (Chuyện Tình Cây Táo Gai) và The Flowers Of War (Hoa Chiến Tranh) đều có doanh thu nhỏ lẻ. Bộ phim năm 2012 được giới phê bình đánh giá cao của Phùng Tiểu Cương, Back To 1942 (Nạn Đói 1942) cũng thất bại thảm hại ở phòng vé.

Hào quang của những bộ phim điện ảnh Trung Quốc Đại lục đã hết, và dường như những người đến rạp trên đất Trung Quốc đã chán xem mãi những bộ phim võ thuật giống nhau.

Trong khi đó, thành công của Hero ở Trung Quốc đã giúp các đạo diễn Hồng Kong dễ dàng tìm kiếm cơ hội mới vào đất đại lục. Từ 2005 trở đi, điện ảnh Trung Quốc đại lục chứng kiến sự lên ngôi của những dự án phim nói tiếng Quảng Đông do các đạo diễn Hồng Kong chỉ đạo.

Xu hướng này bắt đầu khi Từ Khắc (Tsui Hark) trình làng tác phẩm võ hiệp Seven Swords (Thất Kiếm) tới Trung Quốc. Phim là tác phẩm chuyển thể của tiểu thuyết võ hiệp của Lương Vũ Sinh, Seven Swords Descent from Mount Heaven (Thất Kiếm Hạ Sơn). Thất Kiếm thu về 41,42 triệu Nhân dân tệ chỉ ngay trong tháng đầu ra mắt, 8/2005. Phim thậm chí trở thành phim mở màn cho LHP Venice 2005 để vinh danh đạo diễn bậc thầy Akira Kurosawa của Nhật.

Điện ảnh Trung Quốc thập kỉ bùng nổ (phần 1) - 7

Thất Kiếm (2005)

Tiếp theo sự thành công phòng vé của Thất Kiếm, Peter Chan, Châu Tinh Trì (Stephen Chow), Ngô Vũ Sâm (John Woo), Derek Yee, Alan Mak và Felix Chong và những nhà làm phim Hồng Kong khác ồ ạt ra mắt những bom tấn thành công rực rỡ trên đất Đại lục. Giống như Trương Nghệ Mưu đã làm trong Hero, các đạo diễn Hồng Kong mang đến cho khán giả Trung Quốc những bộ phim có kinh phí lớn, “nêm” đầy sao và thêm hương vị nghệ thuật riêng.

Những bộ phim được làm với tiết tấu nhanh theo phong cách Hollywood của các nhà làm phim Hồng Kong đã làm khán giả đại lục mê đắm. A Battle of Wits (Binh Pháp Mặc Công) (2006), The Warlords (Thống Lĩnh) (2008), An Empress and The Warriors (Giang Sơn và Mỹ Nhân) (2008), Painted Skin (Họa Bì) (2008) và những tác phẩm hành động sử thi Hồng Kong luôn đứng đầu bảng xếp hạng doanh thu phòng vé và đều trở thành những siêu phẩm không thể nào quên.

(Còn tiếp...)

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nhất Thanh ([Tên nguồn])
Phim hay ít người biết Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN