Thế giới cổ tích đến từ nghệ thuật cắt giấy

Những tác phẩm nghệ thuật cắt giấy bằng tay và sử dụng đèn LED vô cùng độc đáo khiến người xem như chìm trong thế giới cổ tích.

Tại cuộc triển lãm Black Book được diễn ra ở Denver, Colorado, cặp vợ chồng nghệ sĩ Deepti Nair và Harikrishnan Panicker (Hari và Deepti) đã trình bày một bộ sưu tập mang tên: “Ồ, Địa danh mà bạn sẽ tới”.

Thế giới cổ tích đến từ nghệ thuật cắt giấy - 1

Tác phẩm Người khổng lồ lang thang nơi đâu.

Lấy cảm hứng từ những cộc hành trình đi qua Moab, Utah, Yellowstone và Wyoming, Hari & Deepti sẽ đưa bạn vào thế giới độc đáo và giàu trí tưởng tượng của họ được xây dựng bởi tình yêu đối với thiên nhiên và những cuộc phiêu lưu bằng những tác phẩm cắt giấy tinh xảo được làm bằng tay. Mỗi hộp giấy được chiếu sáng bằng các dải đèn LED từ phía sau hoặc từ bên dưới lên và được trưng bày trong phòng tối để tăng hiệu quả nghệ thuật.

Mới đây, Hari và Deepti đã cho ra mắt bộ sưu tập “Chiếc mũ phép thuật” (The Magicians Hat) lấy cảm hứng từ “Chú thỏ trên cung trăng” (Rabbit in the Moon) huyền thoại do Neil Patrick Harris yêu cầu. Cặp đôi sẽ tham gia vào Art Basel Miami 2014 và Triễn lãm Nghệ thuật Đương đại quốc tế.

Hari và Deepti là một cặp vợ chồng nghệ sĩ hiện đang sinh sống tại Denver, Colorado. Hari Panicker sinh ra và lớn lên ở Numbai, Ấn Độ, là một nhà thiết kế đồ họa và vẽ tranh minh họa chuyên nghiệp. Ông từng là nhà thiết kế cao cấp của MTV Networks Ấn Độ. Hari bắt đầu niềm đam mê nghệ thuật cắt giấy từ khi nhìn thấy bóng con rối ở Bali và từ đó ông bắt đầu trải nghiệm với giấy và ánh sáng.

Thế giới cổ tích đến từ nghệ thuật cắt giấy - 2

Tác phẩm Fields of Gold.

Deepti Nair là một nhà thiết kế hàng đầu của một công ty viễn thông nhưng lại không thích ngồi gần cái máy tính. Cô nghĩ rằng, nghệ thuật là phải có kinh nghiệm và sự  cảm nhận. Vậy nên công việc của cô thường gằn liền với cắt giấy, acrylic và điêu khắc bằng đất sét.

Hari và Deepti chuyển đến Denver và mang theo câu chuyện và ý nghĩ rằng sẽ mang đến những điều thú vị trong cuộc sống thông qua nghệ thuật cắt giấy phức tạp và những tác phẩm điêu khắc bằng đất sét.

“Giấy thể hiện sức hút từ chính sự đớn giản của mình. Nó đòi hỏi người nghệ sĩ phải hết sức thận trọng, tỉ mỉ để tạo ra một tác phẩm từ sự mềm mại của giấy. Đó là sự vui tươi, ánh sáng, tưởng như không màu nhưng vẫn đầy màu sắc. Đó cũng chính là ranh giới giữa sự đơn giản và phức tạp. Nó phản chiếu ánh sáng, tạo ra chiều sâu và thể hiện mọi thứ theo cách mà một nghệ sĩ phải mất cả hành trình dài mới có thể tạo nên”.

Sau quá trình thử nghiệm với những bức tranh giấy cắt năm 2010, Hari và Deepti đã bắt đầu kết hợp ánh sáng vào tác phẩm nghệ thuật của mình. Giờ đây, họ trở nên nổi tiếng thế giới với phong cách độc đáo khi kết hợp thêm những dải đèn LED lung linh cho tác phẩm nghệ thuật cắt giấy.

Chiêm ngưỡng những tác phẩm của Hari và Deepti: 

Thế giới cổ tích đến từ nghệ thuật cắt giấy - 3

Hình ảnh trước và sau khi sử dụng đèn LED của tác phẩm No Place Like ...

Thế giới cổ tích đến từ nghệ thuật cắt giấy - 4

Tác phẩm 20.000 dặm dưới biển

Thế giới cổ tích đến từ nghệ thuật cắt giấy - 5

Tác phẩm miêu tả một chú bạch tuộc dưới đại dương.

Thế giới cổ tích đến từ nghệ thuật cắt giấy - 6

Sản phẩm được thiết kế bằng giấy.

Thế giới cổ tích đến từ nghệ thuật cắt giấy - 7

Tác phẩm Bên bờ sông.

Thế giới cổ tích đến từ nghệ thuật cắt giấy - 8

Tác phẩm The Old Banyan Tree.

Thế giới cổ tích đến từ nghệ thuật cắt giấy - 9

The World Beneath.

Thế giới cổ tích đến từ nghệ thuật cắt giấy - 10

Tác phẩm This Is Where I Belong

Thế giới cổ tích đến từ nghệ thuật cắt giấy - 11

Tác phẩm thỏ và mặt trăng  trước – sau khi sử dụng đèn LED.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoàng Huế (Theo Boredpanda) ([Tên nguồn])
Chuyện lạ Thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN