Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Đông Á Thanh Hóa vs Quảng Nam
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Becamex Bình Dương vs Công An Hà Nội
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vs TP Hồ Chí Minh
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Hà Nội vs LPBank Hoàng Anh Gia Lai
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Sông Lam Nghệ An vs Khánh Hòa
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
MerryLand Quy Nhơn Bình Định vs Hải Phòng
Logo MerryLand Quy Nhơn Bình Định - BIN MerryLand Quy Nhơn Bình Định
-
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Thể Công - Viettel vs Thép Xanh Nam Định
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Quảng Nam vs Becamex Bình Dương
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
LPBank Hoàng Anh Gia Lai vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
TP Hồ Chí Minh vs Công An Hà Nội
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Hà Nội vs Đông Á Thanh Hóa
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
MerryLand Quy Nhơn Bình Định vs Sông Lam Nghệ An
Logo MerryLand Quy Nhơn Bình Định - BIN MerryLand Quy Nhơn Bình Định
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Khánh Hòa vs Thể Công - Viettel
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Thép Xanh Nam Định vs Hải Phòng
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Hungary vs Thụy Sĩ
Logo Hungary - HUN Hungary
-
Logo Thụy Sĩ - SUI Thụy Sĩ
-
Ba Lan vs Hà Lan
Logo Ba Lan - POL Ba Lan
-
Logo Hà Lan - NED Hà Lan
-
Slovenia vs Đan Mạch
Logo Slovenia - SVN Slovenia
-
Logo Đan Mạch - DEN Đan Mạch
-
Áo vs Pháp
Logo Áo - AUT Áo
-
Logo Pháp - FRA Pháp
-
Slovakia vs Ukraine
Logo Slovakia - SVK Slovakia
-
Logo Ukraine - UKR Ukraine
-
Georgia vs Cộng Hòa Séc
Logo Georgia - GEO Georgia
-
Logo Cộng Hòa Séc - CZE Cộng Hòa Séc
-
Bỉ vs Romania
Logo Bỉ - BEL Bỉ
-
Logo Romania - ROU Romania
-
Scotland vs Hungary
Logo Scotland - SCO Scotland
-
Logo Hungary - HUN Hungary
-
Slovakia vs Romania
Logo Slovakia - SVK Slovakia
-
Logo Romania - ROU Romania
-

Lại chuyện "tố chất không thua ai"

Nhiều người cảm thấy phấn khởi khi nghe tân HLV trưởng Đội tuyển Việt Nam Park Hang Seo bảo "tố chất kỹ thuật cầu thủ Việt Nam không thua ai", thậm chí: "Ở đây có nhiều người sinh ra là để đá bóng". Nhưng ngẫm đi ngẫm lại, "tố chất không thua ai" mới chỉ là một mặt của vấn đề.

Ông Park ví tố chất cầu thủ Việt Nam với cầu thủ Hàn Quốc quê mình, và theo ông, hai tố chất đó tương đương nhau. Thật ra so sánh với Hàn Quốc còn chưa là gì, năm 2001, khi mới lần đầu làm việc với các cầu thủ Việt Nam, HLV người Brazil - Silva Dido còn ví tố chất cầu thủ Việt Nam với cầu thủ Brazil. 

Lại chuyện "tố chất không thua ai" - 1

Đã đành cầu thủ Việt Nam có tố chất kỹ thuật tốt, nhưng... 

Thời điểm đó, ông Dido thường xuyên tâng bóng biểu diễn cùng tiền vệ Nguyễn Hồng Sơn - một trong những người có tố chất kĩ thuật xuất sắc nhất bóng đá Việt Nam trong khoảng 20 năm qua, rồi trầm trồ thốt lên: "Tố chất của Hồng Sơn quá tốt. Nếu sinh ra ở Brazil, cậu ấy sẽ trở thành một cầu thủ lớn".

Không chỉ qua những lời nhận xét của các HLV ngoại, mà qua thành tích ở một số giải bóng đá trẻ khu vực và châu lục, chính các chuyên gia bóng đá Việt Nam cũng tin rằng xét về mặt tố chất, cầu thủ Việt Nam không thua ai cả. 

Vòng chung kết U.16 châu Á năm 2000, khi lứa U.16 của những Văn Quyến, Ánh Cường, Như Thuật... vượt qua cả U.16 Trung Quốc để vào bán kết thì chính những nhà lãnh đạo nền bóng đá thời kỳ ấy còn khẳng định: "Ở vạch xuất phát, các cầu thủ Việt Nam không thua gì những cầu thủ ở những nền bóng đá hàng đầu châu Á". 

Nhưng rốt cuộc lứa cầu thủ ấy sau này chỉ còn lại một mình Văn Quyến, và khi Văn Quyến dính vào vụ bán độ tại SEA Games năm 2005 tại Philippines thì lứa cầu thủ ấy coi như... hỏng hoàn toàn.

Tố chất của một cầu thủ hay một tập hợp các cầu thủ cần không? Rất cần, vì nó là cái nền tảng để đào tạo và phát triển. Nhưng từ chuyện có những tố chất tốt đến chuyện có được một đội bóng tốt, một Đội tuyển tốt lại là điều khác xa nhau. 

Ví dụ rõ nhất là ở SEA Games 29 mới đây, ai cũng bảo xét về mặt tố chất, đặc biệt là tố chất kĩ thuật, những Công Phượng, Xuân Trường, Văn Thanh... thậm chí còn trội hơn cả các cầu thủ U.23 Thái Lan. 

Nói như chuyên gia bóng đá, Tổng thư ký Liên đoàn Bóng đá Hà Nội Phan Anh Tú thì: "Chưa bao giờ chúng ta lại nhỉnh hơn Thái Lan như vậy". Nhưng khi ghép các cầu thủ "có tố chất nhỉnh hơn đối thủ" thành một tập thể, một đội bóng, thi đấu trong một chiến dịch cụ thể thì rốt cuộc chúng ta lại thua trắng 0-3, và sau đó không vào nổi vòng bán kết. 

Ngược lại, trong khu vực Đông Nam Á, không ai đánh giá tố chất kỹ thuật của các cầu thủ Singapore ở mức cao, nhưng rốt cuộc Đội tuyển Quốc gia Singapore đã vô địch Đông Nam Á cả thảy 4 lần.

Bóng đá là một cuộc chơi tập thể. Một tập thể tốt không hẳn nhất nhất phải được nhào nặn từ tất cả những cá nhân tốt, và ngược lại. Đấy là còn chưa nói, có những cầu thủ - những tập thể có tố chất tốt, và khi được ghép vào nhau trong các Đội tuyển U thì nó quả nhiên cũng tạo nên một tập thể tốt, nhưng càng lớn lên, khi những điểm yếu về thể lực, tâm lý càng lộ ra, khi những cám dỗ xã hội càng xâm lấn bản thân mình thì mọi thứ lại thay đổi theo chiều hướng không tính cực.

Thế nên xét cho cùng, khi ông Dido ví tố chất kĩ thuật của cầu thủ Việt Nam với cầu thủ Brazil và khi ông Park Hang Seo ví tố chất kĩ thuật của chúng ta với những cầu thủ Hàn Quốc thì người hâm mộ cũng đừng vội nhìn vào đó mà phấn chấn. Tố chất, xét cho cùng chỉ là những viên gạch đầu tiên. Để lắp những viên gạch thành một cái bếp, một ngôi nhà, rồi cả một toà nhà vững chắc lại là cả một lộ trình dài.

Người cá biệt Miura

Khi mới sang cầm quân Đội tuyển Việt Nam, HLV người Nhật Toshiya Miura phải đứng trước câu hỏi: "Ông nghĩ gì về tố chất kĩ thuật của cầu thủ Việt Nam?". 

Câu trả lời là: Kĩ thuật cầu thủ Việt Nam chưa là gì cả! Sau này khi U.23 Việt Nam chạm trán với các đội bóng Tây Á tại vòng chung kết U.23 châu Á, ông Miura còn trở lại chủ đề này: "Có thể kĩ thuật của chúng ta đã khá hơn, nhưng là khá hơn so với chính mình thôi. Còn so với những đội như UAE chẳng hạn, chúng ta không bằng họ". 

Không chỉ chê tố chất kĩ thuật của cầu thủ Việt, ông Miura còn chỉ ra những điểm yếu về thể lực và khả năng tư duy, thế nên khi Công Phượng, Tuấn Anh sang Nhật thi đấu, và khi một bộ phận truyền thông không ngừng tung hô chuyến xuất dương này, ông Miura không ngại bảo: "Họ chưa đủ trình độ đá ở giải nhà nghề Nhật Bản". Có lẽ, trong số những thầy ngoại từng làm việc ở Việt Nam, ông Miura là người nói thẳng nhất, và cá biệt nhất.

Ai là thủ lĩnh của tuyển Việt Nam?

Từ ngày Công Vinh chia tay, đội tuyển quốc gia thiếu hẳn một thủ lĩnh thực thụ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hiếu Hà ([Tên nguồn])
Đội tuyển Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN