Trận đấu nổi bật

Xem thêm

West Ham United vs Liverpool
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Wolverhampton Wanderers vs Luton Town
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Newcastle United vs Sheffield United
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Manchester United vs Burnley
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Fulham vs Crystal Palace
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Everton vs Brentford
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Aston Villa vs Chelsea
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Tottenham Hotspur vs Arsenal
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
AFC Bournemouth vs Brighton & Hove Albion
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Nottingham Forest vs Manchester City
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Bayern Munich vs Real Madrid
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs PSG
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Roma vs Bayer Leverkusen
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Olympique Marseille vs Atalanta
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-

Điểm mù của bóng đá tấn công

Tây Ban Nha và Croatia tiêu biểu cho bóng đá tấn công ở hai nhánh đều đã ngã ngựa. Thậm chí bóng đá Anh quy tụ nhiều ngôi sao ở hàng công cũng dừng bước trước tảng băng Iceland.

Trong tám đội vào tứ kết, chỉ còn Đức và Bỉ là có khuynh hướng tấn công với lối đá mở so với sáu đội còn lại. Riêng Ý - một đội bóng giàu truyền thống về kiểu phòng ngự Catenaccio chặt chẽ và lạnh lùng lại gây bất ngờ ở cách lấy tấn công để trị Tây Ban Nha.

Bốn năm trước, trong trận chung kết trên sân Olympic ở TP Kiev, Ukraine, đội tuyển Ý cũng đã nhập cuộc bằng lối đá đôi công và sập bẫy của người Tây Ban Nha đang ở thời hoàng kim của Tiqui-taka. Lần này thì các học trò HLV Conte đã không ngây thơ để hở trận tuyến.

Họ chọn trung tuyến làm điểm tranh chấp quyết liệt và chơi pressing với những cú lao lên cắt bóng thật dứt khoát và làm nên những cuộc tấn công tốc độ. Điểm khác biệt của Ý so với bốn năm trước là họ tấn công nhưng kiểm soát được hàng phòng ngự và ngăn được điểm đến từ các đường chuyền ở tuyến hai mà Tây Ban Nha dùng để trị các đối thủ.

Từ chiến thắng ngoạn mục của Ý, nhiều người lại tiếc cho trận tứ kết Đức - Ý khi họ gặp nhau quá sớm. Đây cũng là trận tái đấu của bán kết Euro 2012 mà bốn năm trước Đức bị Balotelli của Ý buộc dừng cuộc chơi bằng những cú sút như trái phá.

Bây giờ thì Ý đang được đánh giá cao không phải vì họ loại được đương kim vô địch Tây Ban Nha mà bởi lối chơi mưu mẹo, khi thì rình rập, lúc lại phủ đầu. Đặc biệt hơn là Ý luôn dựa trên nền tảng phòng ngự và sử dụng cả những tiền đạo cũng có ý thức phòng ngự từ bên kia phần sân đối phương. Đấy là điều mà Đức không có dù họ là đội chưa bị thủng lưới.

Điểm mù của bóng đá tấn công - 1

Tứ kết với những bất ngờ khi đương kim vô địch Tây Ban Nha bị loại cùng với Anh, đẩy cặp Đức - Ý phải gặp nhau sớm. Đồ họa: BB.   Ảnh: Getty Images

Ý đã khai thác điểm mù trong lối chơi tấn công của Tây Ban Nha, liệu họ có khai thác được điểm mù mà bốn trận vừa qua Đức chưa gặp đối thủ nào xứng tầm để bộc lộ.

Bồ Đào Nha thời Figo, Rui Costa… luôn chơi bóng với thiên hướng tấn công thì vừa rồi họ nhận “vé vớt” vào vòng 16 đội, xếp sau cả Iceland nhờ ba trận không thua (và cũng không biết thắng). 120 phút trước Croatia là một Bồ Đào Nha lấy phòng ngự làm nền tảng dù họ có Ronaldo được xem là mối hiểm họa ở hàng công.

Bài học mà Croatia nhận lãnh sẽ buộc Ba Lan phải cảnh giác. Tuy nhiên, Ba Lan ở vòng loại nổi lên là một hàng công khét tiếng với 33 bàn thắng qua 10 trận (riêng Lewandowski ghi 13 bàn) thì tại vòng chung kết, họ lại là đội chơi thận trọng nhiều hơn là chọn lối đá tấn công. Họ nghẹt thở vượt qua Thụy Sĩ ở chấm luân lưu khác với kiểu tử thủ của Bồ Đào Nha để bóp nghẹt tính kiên nhẫn của các cầu thủ Croatia.

Xứ Wales với Bỉ sẽ là trận chiến thú vị giữa một bên sống bằng hơi thở của các cầu thủ ở hàng công (Bỉ) và một bên là Gareth Bale với các đồng đội luôn lăn xả qua từng trận đấu với tinh thần cao. Nếu Bỉ “làm gỏi” đội Hungary thật nhẹ nhàng thì với xứ Wales sẽ rất “xương” bởi đây là đội bóng chơi phòng ngự cũng hay mà đá phản công thì rất giỏi dựa trên những ngôi sao từng chinh chiến ở nhiều đấu trường. Tất nhiên mọi dự đoán đều nghiêng về Bỉ nhưng cứ xem cái cách Iceland chinh phục đội tuyển Anh làm cả thế giới ngỡ ngàng thì xứ Wales cũng là một ngựa ô sáng giá.

Iceland sau khi buộc người Anh phải về nước sớm đã khiến mùa hè nước Pháp càng nóng bức hơn. Từ đầu mùa đến giờ Pháp trận nào cũng làm người xem hồi hộp thì bây giờ trước tảng băng Iceland, sức nóng của chủ nhà liệu có làm tan chảy được một tập thể giàu khát vọng và chơi bóng na ná như Leicester City ở Ngoại hạng Anh.

Cũng như Anh, Pháp cũng có điểm mù khi họ chơi thứ bóng đá tấn công để che lấp đi một hàng thủ yếu ớt và hay phạm những sai lầm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Nguyên ([Tên nguồn])
Euro 2024: Hành trình khốc liệt Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN