Vụ đánh bom cướp đi hàng trăm sinh mạng (Kỳ 4)

Bất mãn với chế độ hiện tại, McVeigh tham gia một tổ chức chống chính quyền và lên kế hoạch cho những vụ đánh bom lớn, trong đó có vụ đánh bom tại Oklahoma.

Hành trình phạm tội

Terry Nichols hơn McVeigh 12 tuổi và là “anh cả” của nhóm tân binh. Terry đã kết hôn và có một cậu con trai. Trong thời gian anh tham gia quân đội, người vợ đã quyết định chia tay và để lại cậu con trai cho Terry. Điều này khiến Tery phải từ bỏ những ngày tháng trong quân đội để trở về chăm sóc cậu con trai của mình.

Fortier chạc tuổi McVeigh. Fortier không có ước mơ được gia nhập quân đội như Terry và McVeigh mà buộc phải theo truyền thống gia đình vốn có nền tảng trong quân đội. Tuy khác nhau về động lực tham gia nhưng Fortier và McVeigh khá thân thiết.

McVeigh trở thành xạ thủ sau một thời gian huấn luyện ở Fort Riley, Kansas. Tất cả những vũ khí McVeigh được tiếp cận đều thu hút hắn. Sức mạnh quân sự là đam mê của McVeigh.

Năm 1991, chiến tranh vùng Vịnh nổ ra. Sư đoàn bộ binh của McVeigh được điều đến Vịnh Ba Tư để phục vụ chiến dịch “Bão táp sa mạc”. McVeigh thể hiện xuất sắc vai trò của mình và trở thành tay súng chính.

Thời gian sau đó, McVeigh luôn cố gắng để được gia nhập lực lượng đặc biệt nhưng do một số yếu tố khiến hắn không phù hợp với vị trí này. Sự thất bại liên tiếp đã tạo nên tâm lý chán nản cho McVeigh. Hắn quyết định rời bỏ quân đội.

Vụ đánh bom cướp đi hàng trăm sinh mạng (Kỳ 4) - 1

Bức ảnh chụp Mc Veigh trong quân đội

Cuộc sống mới khiến McVeigh tan vỡ ảo tưởng mình là một anh hùng. Không ai chào đón McVeigh và nhắc đến những thành tích của hắn trước đó. McVeigh làm bảo vệ cho một cửa hàng nhỏ trong khu vực. Điều này khiến McVeigh cảm thấy bất mãn với chế độ hiện tại. 

Thời gian sau đó, McVeigh có ý định tham gia một tổ chức chống lại chính phủ.

Theo McVeigh, “chính quyền hiện tại đang phát triển không ngừng và mạnh mẽ hơn bao giờ hết, mọi người muốn bảo vệ chính mình cần phải chống lại chính quyền”.

McVeigh lên kế hoạch đi tìm lại những người bạn trong quân đội của mình, tìm Michael Fortier ở Kingman Arizona và sau đó cả hai sẽ đến Michigan để gặp Terry Nichols. Terry hiện đang quản lý trang trại của người anh trai Nichols Decker.

McVeigh bắt đầu mua vũ khí và môi giới cho nhiều đối tượng khác buôn bán vũ khí trái phép. Hắn rủ rê Fortier và Terry tham gia biểu tình và lên kế hoạch đánh phá tòa nhà liên bang. Chúng cần có thời gian để chuẩn bị mọi thứ một cách chu đáo nhất.

Giữa tháng 10/1994, kế hoạch của McVeigh có chút gián đoạn khi hắn nhận được tin ông nội mình qua đời. McVeigh tới Pendelton, New York dự đám tang của ông, tại đây hắn không quên dụ dỗ em gái mình tham gia chống chính phủ.

Giữa tháng 12/1994, Mcveigh và Fortiers gặp nhau ở Kingman, Arizona. McVeigh lái xe trở Fortiers qua thành phố Oklahoma để chỉ cho Fortiers biết tòa nhà mà hắn dự định sẽ đánh bom phá hủy, kế hoạch thoát khỏi khu vực đánh bom một cách an toàn nhất. McVeigh và Fortier chia tay nhau tại đây.

Kế hoạch âm thầm được McVeigh thực hiện sau đó. Ngày 19/4/1995, tòa nhà Alfred P. Murra ở thành phố Oklahoma bị đánh sập.

Vụ đánh bom cướp đi hàng trăm sinh mạng (Kỳ 4) - 2

Stephen Jones, luật sư của McVeigh

Xét xử

Phiên tòa xét xử McVeigh được mở công khai trước sự quan tâm của dân chúng và giới truyền thông khắp thế giới ngày 24/4/1997.

Luật sư Stephen Jones, “mạo hiểm” nhận bào chữa cho McVeigh trong vụ này. Stephen Jones biết rằng mình đang chống lại hàng ngàn người dân. Đại diện cho bên truy tố là công tố viên Joseph Hartzler.

Phiên tòa được chuyển từ Oklahoma tới Colorado để đảm bảo sự an toàn trong suốt quá trình xét xử. Có tới 141 nhân chứng tham gia phiên tòa.

Sau khi xem xét hàng loạt những bằng chứng chống lại McVeigh, đoàn bồi thẩm phải mất tới ba ngày để đưa ra quyết định Timothy James McVeigh chính là hung thủ gây nên vụ đánh bom kinh hoàng đó. "McVeigh sẽ phải trả giá cho hành động điên rồ của mình."

Thời gian bị giam giữ trong nhà tù liên bang có tên gọi Supermax, Mcveigh đã có đủ thời gian để nghĩ về ngày hắn phải nhận án tử hình.

Oklahoma muốn truy tố Terry Nichols tội đồng lõa, có tham gia vào vụ đánh bom. Nếu bị kết tội, Terry Nichols có thể bị án tử hình như McVeigh.

Michael Fortier cũng bị kết án 12 năm tù, chịu án tại nhà tù Supermax vì không thông báo với cảnh sát kế hoạch của McVeigh.

Ngày 13/2/2001, luật sư của McVeigh, Robert Nigh đã gửi đơn xin khoan hồng cho thân chủ của mình. Đây là cơ hội cuối cùng của McVeigh.

Liệu Timothy James McVeigh có thể thoát án tử hình? Mời các bạn đón đọc Vụ đánh bom cướp đi hàng trăm sinh mạng (Kỳ cuối) vào SÁNG SỚM ngày 03/03/2014.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo MT (Theo Trutv) ([Tên nguồn])
Vụ đánh bom cướp đi hàng trăm sinh mạng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN