Thời trang "mì ăn liền" liệu có phải cơn ác mộng có thật của trái đất?

Thời trang nhanh phổ biến khắp thế giới đáp ứng nhu cầu ăn mặc của nhiều người có hầu bao vừa phải.

Thời trang nhanh là gì?

Thời trang nhanh là một thuật ngữ dùng để mô tả một mô hình kinh doanh có lợi nhuận cao dựa trên việc tái tạo các xu hướng trên sàn catwalk và các thiết kế thời trang cao cấp, đồng thời sản xuất hàng loạt với chi phí thấp. 

Sự thành công về mặt tài chính của mô hình thời trang nhanh được cho là nhờ vào quá trình nhanh chóng của nó. Ví dụ, một thương hiệu cao cấp yêu cầu trung bình khoảng sáu tháng để thiết kế và ra mắt một bộ sưu tập mới. Ngược lại, một nhãn hiệu thời trang nhanh chỉ cần ít hơn một tháng để tìm, sao chép và nhân rộng một bộ sưu tập.

Hơn nữa, mạng xã hội đã củng cố mô hình thời trang nhanh. Ngày nay, với các thương hiệu thời trang nhanh có đội quân người theo dõi những người nổi tiếng trên Instagram 24/7, quá trình sao chép diễn ra ngay lập tức.

Khi một thiết kế mới độc đáo xuất hiện trên mạng xã hội, các "trinh sát" của các nhãn thời trang mì ăn liền bắt đầu quá trình ăn cắp. Các thiết kế được thu thập và gửi để phê duyệt. Nếu phong cách được coi là hợp lý về mặt tài chính, quá trình sao chép tái tạo sẽ bắt đầu.

Và cứ thế trong vòng chưa đầy một tháng, hàng triệu bản sao được tạo ra và vận chuyển khắp nơi trên thế giới.

Mặc dù không phải là bất hợp pháp, nhưng mô hình kinh doanh bị coi là phi đạo đức khi sử dụng lao động trẻ em, ủng hộ chế độ nô lệ hiện đại và các hoạt động ảnh hưởng môi trường tạo ra một lượng đáng kể chất thải và ô nhiễm.

Thời trang "mì ăn liền" liệu có phải cơn ác mộng có thật của trái đất? - 1

Các công ty thời trang nhanh phát triển mạnh nhờ các chu kỳ sao chép, sản xuất, vận chuyển và buôn bán “nhanh chóng chi phí thấp”.

Thời gian quay vòng tiêu chuẩn là sáu tháng, từ sàn catwalk đến người tiêu dùng, được nén xuống chỉ còn vài tuần.

Tuy nhiên, trong khi rất nhanh, mô hình kinh doanh thời trang đi kèm với một thế giới nhiều vấn đề.

1. Các vấn đề về ăn cắp và bản quyền

Ở một khía cạnh nào đó, mạng xã hội đã tiếp thêm sức mạnh cho ngành thời trang nhanh.

Tuy nhiên, trong trường hợp của các thương hiệu thời trang nhanh, mạng xã hội cho phép họ ăn cắp mọi thứ được bán.

Từ những nhà thiết kế cao cấp đến những nhà thiết kế mới nổi, không ai là nằm ngoài phạm vi bị đánh cắp chất xám.

Có thể sao chép, sản xuất và xuất xưởng hàng loạt, những gã khổng lồ thời trang nhanh là những người đầu tiên tung ra thị trường những thiết kế mới nhất, thậm chí còn nhanh hơn những nhà thiết kế bị đánh cắp mẫu.

2. Thời trang nhanh còn gây ô nhiễm và lãng phí

Ngoài việc cắt đứt công việc của người khác, thời trang nhanh tạo ra các vấn đề nghiêm trọng về sinh thái và đạo đức.

Một báo cáo gần đây nhấn mạnh rằng hơn 87% thương hiệu thời trang nhanh đang tìm nguồn cung ứng nguyên liệu và lao động từ Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường.

Hơn nữa, từ tất cả các đại gia thời trang nhanh được điều tra, chỉ có Zara và H&M có chính sách quản lý và tái chế chất thải thích hợp.

Đúng là không phải ai cũng có đủ khả năng để ăn mặc như một người nổi tiếng, với mức giá đắt đỏ trên các sàn diễn của Tuần lễ thời trang London.

Nhưng đó không phải là cái cớ để các công ty thời trang nhanh làm cạn kiệt, gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường với hàng triệu bản sao hầu như luôn luôn kết thúc ở các bãi rác.

Mặc dù thân thiện với hầu bao, thời trang nhanh cũng có cái giá phải trả, nhưng ở một nơi khác…

Thời trang "mì ăn liền" liệu có phải cơn ác mộng có thật của trái đất? - 2

3. Thời trang nhanh "cổ vũ" cho nô lệ và lao động trẻ em?

Sản xuất chi phí thấp không chỉ đòi hỏi nguyên vật liệu rẻ mà còn cần lao động rẻ.

Theo khảo sát của ‘Fashion Checker’, 93% thương hiệu thời trang nhanh không trả lương đủ sống cho công nhân may mặc.

Để giữ cho chi phí sản xuất thấp, các thương hiệu thời trang nhanh đã chuyển sản xuất sang các nước đang phát triển mà trong đó nhiều nơi điều kiện lao động là phi đạo đức, vô nhân đạo trong những gì mà phương tiện truyền thông mô tả như những trường hợp nô lệ thời hiện đại trong thời trang nhanh.

Thời trang "mì ăn liền" liệu có phải cơn ác mộng có thật của trái đất? - 3

4. Cổ vũ tiếp cho văn hóa xài nhanh, vứt lẹ

Theo một cựu giám đốc thương hiệu Topshop: "Các cô gái nhìn thấy một người nổi tiếng mặc một cái gì đó và muốn nó ngay lập tức"

Để mô hình kinh doanh thời trang nhanh phát triển mạnh, việc tạo ra các sản phẩm phù hợp với xu hướng được thiết kế để kích hoạt hành vi mua hàng bốc đồng của một người là chìa khóa.

Và để con người luôn phải chạy theo mốt, mô hình kinh doanh thời trang nhanh sử dụng chiến lược lỗi thời có kế hoạch.

Tuy nhiên, ngay khi xu hướng kết thúc, những sản phẩm “chất lượng thấp - giá rẻ” này sẽ bị người tiêu dùng loại bỏ trong một quá trình được gọi là “văn hóa vứt bỏ”.

Theo The Guardian, cứ ba phụ nữ trẻ, phân khúc lớn nhất của người tiêu dùng thời trang nhanh, thì có một phụ nữ coi quần áo mặc một hoặc hai lần là đồ cũ.

Và như thế trái đất lại phải chịu một lượng rác may mặc khổng lồ.

Thời trang "mì ăn liền" liệu có phải cơn ác mộng có thật của trái đất? - 4

Nguồn: [Link nguồn]

Top 5 sáng chế quần áo công nghệ cao đáng chú ý trong năm 2020

Công nghệ phát triển đi cùng với những sáng chế mới trong ngành công nghiệp quần áo, mang đến những trải nghiệm đáng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diễm Quỳnh ([Tên nguồn])
Xu hướng thời trang Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN