Xử phạt xe máy không chính chủ theo luật mới nhất áp dụng thế nào?

Trong những ngày vừa qua, nhiều thông tin cho rằng, việc vợ hoặc chồng điều khiển xe máy của nhau sẽ bị phạt nặng gấp đôi lỗi xe không chính chủ, điều này khiến nhiều người hoang mang. Tuy nhiên, thực hư của thông tin này như thế nào?

Xử phạt xe máy không chính chủ theo luật mới nhất áp dụng thế nào? - 1

Xe không chính chủ là gì?

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Nghị định 100) mới có hiệu lực thì mức xử phạt cho hành vi điều khiển xe không chính chủ có tăng hơn nhiều so với Nghị định 46 được ban hành trước đó. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ ràng về "xe không chính chủ".

Trong Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đều không có cụm từ nào là xe không chính chủ.

Xe không chính chủ là cách thường gọi của hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên mình khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế.

Xác định xe không chính chủ ra sao?

Quy định tại Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100 thì việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.

Theo đó, hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy, ô tô chỉ bị xử phạt nếu được xác minh để phát hiện hành vi vi phạm trong 02 trường hợp:

- Thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;

- Qua công tác đăng ký xe.

Trong những ngày vừa qua, nhiều thông tin chia sẻ trên mạng xã hội cho rằng, việc chồng hoặc vợ, người thân trong gia đình đi xe của nhau sẽ bị phạt nặng lỗi xe không chính chủ là không chính xác. Việc xử phạt xe không chính chủ chủ yếu được xác định khi phương tiện có liên quan đến tai nạn giao thông và người sở hữu xe hiện tại (kể cả vợ hoặc chồng) đã mua bán xe từ người khác mà không hoàn thành các giấy tờ chuyển đổi theo quy định. Vì vậy, việc vợ chồng hoặc người thân mượn xe của nhau để đi lại sẽ không bị xử phạt như những thông tin thất thiệt kể trên.

Việc xử phạt xe không chính chủ chỉ được xác minh khi có tai nạn giao thông diễn ra hoặc phục vụ công tác đăng ký xe (ảnh minh họa)

Việc xử phạt xe không chính chủ chỉ được xác minh khi có tai nạn giao thông diễn ra hoặc phục vụ công tác đăng ký xe (ảnh minh họa)

Mức xử phạt xe không chính chủ mới nhất

Về mức phạt cụ thể xe không chính chủ theo quy định mới áp dụng như sau:

Đối với xe máy, theo Khoản 4, Điều 30, Nghị định 100/2019/NĐ-CP vừa có hiệu lực từ năm 2020, quy định về việc xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ thì:

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a)       Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;

b)      Không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định khi thay đổi địa chỉ của xe

c)       Không thực hiện đúng quy định về biển số, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm I, khoản 5 điều này.

Như vậy, với hành vi điều khiển xe không chính chủ (áp dụng với xe máy), mức phạt mới nhất sẽ là từ 400.000 đồng đến 1.200.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm và đối tượng áp dụng là cá nhân hay tổ chức. Mức phạt này cao hơn khá nhiều so với mức phạt được quy định tại Nghị định 46 trước đó. Nghị định 46 chỉ xử phạt xe không chính chủ đối với xe máy ở mức 100.000-200.000 đồng cho cá nhân và 200.000-400.000 nghìn đồng với tổ chức.

Đối với ô tô, mức xử phạt được quy định tại Điểm I, khoản 7, điều 30, Nghị định 100 như sau:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

l) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô;

Như vậy, mức xử phạt xe không chính chủ đối với ô tô cũng cao hơn khá nhiều so với tại Nghị định 46 về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ trước đó. Tại Nghị định 46, mức xử phạt là từ 1.000.000-2.000.000 đồng với cá nhân và 2.000.000-4.000.000 đồng với tổ chức.

Nguồn: [Link nguồn]

Lái xe uống rượu bia xong dắt xe “né” CSGT có bị kiểm tra xử phạt?

Nhiều lái xe máy sau khi sử dụng rượu bia lưu thông trên đường, khi tới chốt cảnh sát giao thông đã xuống dắt xe nhằm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Nguyễn ([Tên nguồn])
Đề xuất cấm xe máy Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN