Tháng 7 nóng nhất trong 120.000 năm qua

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Trong bối cảnh ba lục địa trên Trái đất đều ghi nhận đợt nóng kỷ lục và các đại dương cũng nóng lên đến mức chưa từng thấy, các nhà khoa học từ hai cơ quan khí hậu toàn cầu đưa ra nhận định rằng tháng 7 là tháng nóng nhất được ghi nhận trên hành tinh cho đến nay.

Mức nhiệt độ ngoài trời 54 độ C được ghi nhận trong đợt nắng nóng ở California, Mỹ, vào ngày 16/7.

Mức nhiệt độ ngoài trời 54 độ C được ghi nhận trong đợt nắng nóng ở California, Mỹ, vào ngày 16/7.

Với ba tuần đầu tháng 7 có mức nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn bất kỳ thời điểm nào, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) thuộc Liên Hợp Quốc và Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus của châu Âu (C3S) nhận định, "rất có khả năng tháng 7/2023 là tháng nóng nhất trong lịch sử", theo CNN.

Carlo Buontempo, giám đốc C3S, cho biết nhiệt độ trong tháng 7 cao đến mức phá vỡ các kỷ lục từng được ghi nhận từ những năm 1940, thời điểm bắt đầu có thống kê chính thức. Ngoài ra, khi so sánh dữ liệu đại diện cho khí hậu như vòng gỗ và lõi băng, nhiệt độ trên Trái đất trong tháng 7 cũng được coi là nóng nhất trong 120.000 năm qua.

"Đây là mức nhiệt độ nóng nhất trong lịch sử nhân loại", Samantha Burgess, phó giám đốc C3S, nói. Ở Mỹ, nhiệt độ trong tháng 7 có thời điểm đã chạm đến mức 50 độ C, khiến nhiều người tử vong do bệnh lý liên quan đến nhiệt độ. Nhiều người cũng bị bỏng do chạm vào các bề mặt nóng như thiêu đốt.

Cháy rừng ở Tunisia, quốc gia Bắc Phi, vào ngày 24/7.

Cháy rừng ở Tunisia, quốc gia Bắc Phi, vào ngày 24/7.

Ở Địa Trung Hải, hơn 40 người đã thiệt mạng do cháy rừng ở nhiều nơi. Nguyên nhân gây cháy rừng được xác định là do nhiệt độ cao. Ở châu Á, nắng nóng kéo dài không chỉ khiến nhiều người thiệt mạng mà còn đe dọa an ninh lương thực.

Biến đổi khí hậu do con người gây ra được xác định là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng bất thường này. “Nhiệt độ không khí toàn cầu tỉ lệ thuận với nồng độ khí nhà kính trong khí quyển", bà Burgess nói.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, biến đổi khí hậu đóng một vai trò “hoàn toàn áp đảo” trong các đợt nắng nóng ở Mỹ, Trung Quốc và Nam Âu vào mùa hè này.

Hiện tượng El Nino xuất hiện vào năm nay thực tế chưa có tác động lớn đến nhiệt độ vì nó vẫn đang trong giai đoạn phát triển, nhưng nó sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong năm tới, khiến nhiệt độ tăng cao hơn nữa, bà Burgess cho biết.

Nguồn: [Link nguồn]

Thế giới đang nóng rực

Làn sóng nhiệt cao kỷ lục đang quét qua toàn bộ châu Âu và Bắc Mỹ, châu Á và nhiều nơi khác, với nhiệt độ cao chưa từng có lần lượt xuất hiện và được ghi nhận, báo hiệu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo MINH AN - CNN ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN