Tham vọng không gian của Trung Quốc, và thách thức với Mỹ

Giới chuyên gia cho rằng Mỹ không nên xem nhẹ kế hoạch của Trung Quốc trong việc chinh phục Mặt Trăng và không gian. 

Tạp chí National Interest đánh giá rằng Trung Quốc đang có những bước đi táo bạo để chinh phục Mặt Trăng và không gian.

Chính phủ Trung Quốc xem “cường quốc không gian là giấc mơ vĩnh cửu” với mục tiêu cuối cùng là tăng cường sức mạnh toàn diện của quốc gia.

Nước này đang lên kế hoạch thực hiện 100 vụ phóng để đưa hơn 300 tàu vũ trụ lên quỹ đạo Trái Đất trong năm nay.

Ngoài ra, chiến lược không gian của Trung Quốc còn trải dài trên nhiều khía cạnh, bao gồm khám phá thêm tiểu hành tinh, triển khai thêm nhiều vệ tinh và phát triển công nghệ cạnh tranh với hệ thống định vị GPS của Mỹ.

Trung Quốc đã có những bước đi vượt bậc trong việc chinh phục Mặt Trăng nói riêng và không gian nói chung. Ảnh: NIKKEI ASIA

Trung Quốc đã có những bước đi vượt bậc trong việc chinh phục Mặt Trăng nói riêng và không gian nói chung. Ảnh: NIKKEI ASIA

Đã có những bước tiến dài

Chương trình phát triển không gian của Trung Quốc đã tiến những bước dài ở những năm gần đây, theo National Interest.

Bắc Kinh đã thành công thu thập mẫu vật trên Mặt Trăng trong sứ mệnh Hằng Nga 5 vào năm 2020 và hạ cánh xe tự hành Chúc Dung lên bề mặt sao Hỏa vào năm 2022.

Sau khi đưa trạm vũ trụ Thiên Cung vào hoạt động cuối năm 2022, Trung Quốc cũng dự tính tăng gấp đôi quy mô trạm để hỗ trợ hơn 100 dự án nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đặt mục tiêu đưa tàu có người lái đầu tiên lên Mặt Trăng vào năm 2030, sau đó là xây dựng một căn cứ thường trực trên Mặt Trăng vào năm 2036.

Căn cứ Mặt Trăng sẽ có các khu nhà ở dưới lòng đất, phòng thí nghiệm nghiên cứu, nhà kính, đội xe không người lái, hệ thống quang điện nhằm hỗ trợ cuộc sống chu kỳ khép kín, v.v...

Mỹ không thể không đề phòng

Theo National Interest, giới hoạch định chính sách Mỹ không nên xem nhẹ kế hoạch xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng của Trung Quốc.

Đầu tiên, đây là một kế hoạch nghiêm túc của Bắc Kinh. Nước này có tham vọng "công nghiệp hóa" Mặt Trăng và hướng đến xây dựng Khu kinh tế Mặt Trăng-Trái Đất vào năm 2050, dự kiến sẽ đem lại 10.000 tỉ USD mỗi năm.

Thứ hai, căn cứ trên Mặt Trăng của Trung Quốc nếu được xây dựng thành công sẽ thách thức đáng kể lợi ích kinh tế của Mỹ.

Bề mặt Mặt Trăng chứa nhiều loại vật liệu quan trọng, nhất là đồng vị Helium-3 sử dụng trong các lò phản ứng tổng hợp hạt nhân. Nhôm và silicon - vật liệu dùng trong pin mặt trời và các máy in 3D cũng rất phong phú trên bề mặt Mặt Trăng.

“Ai chinh phục Mặt Trăng đầu tiên sẽ được hưởng lợi trước” - ông Âu Dương Tự Viễn, nhà khoa học phụ trách chương trình nghiên cứu Mặt Trăng của Trung Quốc, khẳng định.

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn tờ Politico, Giám đốc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) Bill Nelson tự tin rằng Mỹ có thể giành chiến thắng trong cuộc đua lên Mặt Trăng.

Tuy nhiên, ông Nelson nhấn mạnh rằng “tốt hơn hết vẫn nên dè chừng [Trung Quốc]”.

Nguồn: [Link nguồn]

Việc Hàn Quốc chuẩn bị phóng vệ tinh quân sự nội địa đầu tiên gắn trên tên lửa SpaceX cùng với việc Triều Tiên tuyên bố đã thử nghiệm thành công động cơ nhiên liệu rắn cho tên lửa đạn đạo tầm trung mới (IRBM) đã khiến cuộc chạy đua vào vũ trụ ở châu Á đang trở nên nóng hơn. Các nhà phân tích cũng đề cập đến việc gia tăng số vụ phóng vệ tinh quân sự ở châu Á và lưu ý rằng, sự phát triển của các công nghệ vũ trụ thương mại sẽ thúc đẩy thị trường nội địa trong lĩnh vực này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo HOÀNG AN ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN