Nhiều công chức ở Trung Quốc dùng AI để viết các báo cáo, xử lý công việc

Các công chức Trung Quốc am hiểu công nghệ đang dần chuyển sang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giải quyết hàng núi tài liệu mà họ được yêu cầu xử lý.

Tờ South China Morning Post đưa tin do có nhiều báo cáo công việc và bài phát biểu mà họ dự kiến ​​sẽ viết tay nên một số quan chức cũng âm thầm sử dụng công nghệ robot để mô phỏng chữ viết tay.

Các nhà chức trách vẫn chưa đưa ra các quy tắc cụ thể về việc sử dụng AI hoặc robot để viết báo cáo của chính phủ, nhưng đã có rất nhiều luật và quy định quản lý lĩnh vực này, bao gồm luật bí mật chính thức được cập nhật gần đây và quy định về AI đầu tiên của Hội đồng nhà nước ban hành năm ngoái.

Một số quan chức cũng đã cho cấp dưới của họ dùng thử công nghệ này cho một số công việc thường ngày, mặc dù họ đã cảnh báo rằng có những giới hạn đối với những gì nó có thể làm được.

Tim Tian, ​​người đứng đầu chính quyền tỉnh Chiết Giang ở miền đông Trung Quốc, cho biết một số cấp dưới trẻ tuổi của ông đang sử dụng nền tảng AI mới nhất để soạn thảo bài phát biểu cho cấp trên và đưa ra báo cáo cho các nhóm kiểm tra khác nhau.

Công chức Trung Quốc thời gian gần đây chuyển sang sử dụng robot để viết các báo cáo hành chính 

Công chức Trung Quốc thời gian gần đây chuyển sang sử dụng robot để viết các báo cáo hành chính 

“Điều này khá phổ biến đối với những nhân viên trẻ, am hiểu về công nghệ thông tin. Tôi thấy một số người trong số họ sử dụng công cụ AI trên màn hình của họ. Tôi đồng ý và cho họ cơ hội dùng thử, miễn là bản sao họ nộp có thể chấp nhận được” - Tian, quan chức ​​đã ngoài 30 tuổi nói với SCMP.

Có hàng chục công cụ viết tài liệu chính thức bằng AI dành cho cán bộ công chức Trung Quốc. Hai trong số những ứng dụng phổ biến nhất là Miaobi, được phát triển bởi hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã và Xinghuo từ gã khổng lồ phần mềm nhận dạng giọng nói iFlyTek ở Thâm Quyến.

Tân Hoa Xã ra mắt Miaobi, cái tên có nghĩa là “bút thông minh”, vào cuối năm ngoái. Theo trang web, AI của Miaobi được đào tạo hơn 10 triệu tài liệu do cơ quan này sở hữu và đặt ra tiêu chuẩn cho các báo cáo chính thức của Trung Quốc.

Mặc dù Xinhuo của iFlytek là một nền tảng viết AI có mục đích chung, nhưng người dùng có thể nhập lời nhắc “tạo tài liệu chính thức của chính phủ” và tạo ra văn bản theo đúng 'khung khổ' kỹ lưỡng bằng các khẩu hiệu và thuật ngữ của chính quyền.

Theo báo cáo tháng 11 của BanYueTan, một tạp chí thời sự thuộc nhóm Tân Hoa Xã, cả hai nền tảng đều từ chối tiết lộ số lượng người dùng nhưng đã được “hàng chục nghìn người” sử dụng trong vài ngày đầu tiên ra mắt.

Nhưng bên cạnh đó vẫn có những hạn chế đối với những gì AI có thể làm.

Ông Trần, một công chức của chính quyền thành phố Bắc Kinh cho hay, các công cụ AI không tích hợp các chính sách và chỉ đạo mới nhất nên chúng không thể thực sự mang lại kết quả khả quan.

“Vấn đề chính là AI được đào tạo dựa trên các mẫu văn bản trước đây, vì vậy chúng chắc chắn hơi lỗi thời. Tôi thấy nó chỉ tạo ra những bài viết phù hợp cho tất cả mọi người. Nếu bạn muốn bài phát biểu của sếp có sức ảnh hưởng lớn, bạn không thể sử dụng AI” - ông Trần nói và cho biết thêm rằng rất nhiều thông tin chính thức được phân loại, cũng như một số chính sách không thể sử dụng để đào tạo AI.

Xu hướng sử dụng AI để xử lý công việc của các công chức vấp phải nhiều lo ngại 

Xu hướng sử dụng AI để xử lý công việc của các công chức vấp phải nhiều lo ngại 

Tian, ​​công chức Chiết Giang, đã quan sát thấy những vấn đề tương tự, đồng thời thừa nhận AI có thể được sử dụng cho việc soạn thảo các tài liệu không được phân loại như thông báo cuộc họp; đồng thời cho biết AI có khả năng xử lý tốt nhất các công việc lặp đi lặp lại, chẳng hạn như các phiên bản khác nhau của các báo cáo tương tự cho nhiều nhóm thanh tra từ các cơ quan chính phủ và đảng bộ trung ương, tỉnh, thành phố.

Được biết, sự kết hợp giữa AI và các công cụ robot có thể bắt chước chữ viết tay và có giá gần 1.000 nhân dân tệ (khoảng 140 USD) cũng đang được đưa vào bàn làm việc của một số công chức trẻ đang tham gia các khóa học tư tưởng.

“Những người viết chữ xấu có xu hướng sử dụng công nghệ như vậy vì họ sợ sếp cho rằng họ cẩu thả, chữ viết đẹp rất quan trọng vì người Trung Quốc tin rằng nó thể hiện tính cách con người” - một công chức chia sẻ thêm.

Nhưng người dùng đã bị cấp trên chỉ trích vì bài nộp của họ trông quá giống nhau – một số robot chỉ sử dụng phông chữ tiếng Trung có sẵn hoặc phổ biến – hoặc do sếp nhận thấy kỹ năng viết báo cáo của họ được cải thiện một cách đột ngột.

Nguồn: [Link nguồn]

Trung Quốc lo ngại các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ ngăn chặn đà phát triển của nước này trong lĩnh vực công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là sau sự ra mắt của công cụ AI tạo video từ văn bản cuối tuần qua.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Duy (SCMP) ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN