Nga loay hoay bổ sung quân số sau những tổn thất trên chiến trường Ukraine

 Nga đang nỗ lực tìm cách tuyển mộ binh sĩ, thậm chí nâng mức lương nhập ngũ lên đến 4.000 USD/ngày, sau nhiều tổn thất trên chiến trường Ukraine.

Theo tờ The Wall Street Journal, kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, Nga đã cố gắng chiến đấu với một đội quân có quy mô “thời bình” và thu về nhiều kết quả khác nhau. Mặc dù hiện đang chiếm ưu thế ở miền đông và nam Ukraine, các lực lượng Moscow đã chịu tổn thất nặng nề trong giai đoạn đầu chiến dịch, khi hướng quân về Kiev.

Một số ước tính cho rằng số binh sĩ Nga mất ở Ukraine tương đương số binh sĩ thiệt mạng trong cuộc chiến giữa Liên Xô và Afghanistan khi xưa.

Giới lãnh đạo Nga hiện vẫn không tuyên bố chiến tranh, dù điều này cho phép Moscow ban hành lệnh tổng động viên, huy động toàn bộ nam giới còn tuổi chiến đấu nhập ngũ. Thay vào đó, Moscow đã đưa ra một số biện pháp tạm thời để củng cố quân số, từ các hợp đồng ngắn hạn đến cho phép những người trên 40 tuổi nhập ngũ.

Các binh sĩ Nga đứng bên ngoài một trung tâm tuyển mộ ở TP St. Petersburg hôm 28-5. Ảnh: REUTERS

Các binh sĩ Nga đứng bên ngoài một trung tâm tuyển mộ ở TP St. Petersburg hôm 28-5. Ảnh: REUTERS

Lương nhập ngũ lên đến 4.000 USD/tháng

Các nhà phân tích cho rằng, các lực lượng Ukraine, với sự hỗ trợ của tình báo Mỹ và vũ khí phương Tây, đã loại khỏi vòng chiến khoảng 10.000-15.000 lính Nga, trong khi số lính bị thương còn có thể nhiều hơn. Hầu hết thương vong mà Nga phải chịu đều là trong giai đoạn đầu chiến dịch. Theo các nhà phân tích, các đơn vị chịu tổn thất nặng nề nhất đã phải rút về nước và hiện đang được bổ sung lính mới hoặc kết hợp với các đơn vị khác, trước khi được đưa trở lại chiến đấu ở miền đông Ukraine.

Theo The Wall Street Journal, tình hình này đã khiến Điện Kremlin gấp rút tìm cách tuyển mộ nhân lực mới. Theo ông Jack Watling - chuyên gia tại Royal United Services Institute, một viện chính sách quốc phòng có trụ sở tại Anh, Nga đã bắt đầu tiếp nhận các hợp đồng ngắn hạn vài tháng một lần nhằm bổ sung lực lượng cho các đơn vị chiến đấu của họ. Bên cạnh đó, giới chức Moscow cũng yêu cầu các cựu chiến binh cung cấp địa chỉ nơi ở của họ phòng trường hợp lệnh tổng động viên được ban hành.

Việc Hạ viện Nga bỏ giới hạn độ tuổi nhập ngũ đối với các binh sĩ ký hợp đồng ngắn hạn cũng giúp quân đội nước này tuyển được nhiều binh sĩ tiềm năng hơn. Giờ đây, những người trên 40 tuổi cũng có thể nhập ngũ, mở ra cánh cửa cho các cựu chiến binh có kinh nghiệm chiến đấu trong các cuộc xung đột sau khi Liên Xô tan rã tái phục vụ quân đội.

Bên cạnh đó, quân đội Nga cũng tăng lương hàng tháng cho lính hợp đồng lên gần 4.000 USD, cùng một khoảng tiền thưởng nếu bắn hạ được máy bay hay phá hủy xe tăng đối phương. Tờ The Washington Post đưa tin rằng mỗi ngày chiến đấu, các binh sĩ sẽ kiếm được thêm khoảng 55 USD. So với mức lương trung bình ở Nga là 600 USD/tháng, những con số này có vẻ rất hấp dẫn đối với người dân nước này.

Tuy nhiên, các hợp đồng kiểu này chỉ kéo dài 3 tháng, vốn không phải là điều lý tưởng đối với mục tiêu của Moscow, giới chuyên gia quân sự nhận định. “Loại hợp đồng ngắn hạn mà người ta cứ đến rồi lại đi như này sẽ phá vỡ sự gắn kết của đơn vị” - ông Watling nhận định.

Thiếu hụt quân số khiến Nga nhiều lần gặp khó

Theo The Wall Street Journal, lực lượng vũ trang của Nga có khoảng một triệu người, trong đó khoảng 400.000 nhân viên thuộc lực lượng mặt đất. Các nhà sử học cho rằng Moscow thành công trong Thế chiến thứ 2 là do có sức chống chịu cao trong việc chấp nhận mất một lượng lớn binh lính để giành thế thượng phong.

Những thành công gần đây của Nga ở Ukraine, giành quyền kiểm soát các TP như Lyman (tỉnh Donetsk) và Popasna (tỉnh Luhansk), đã đưa lực lượng Nga đến gần các thành trì của Ukraine tại TP Slovyansk và Kramatorsk (đều ở Donetsk). Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng tốc độ tiến công chậm chạp của Moscow gần đây bắt nguồn từ nhiều yếu tố, gồm tình trạng thiếu hụt quân số để chọc thủng các phòng tuyến của Ukraine.

Thay vào đó, các lực lượng Nga đã chọn cách dựa vào pháo binh để làm suy yếu hệ thống phòng thủ của quân Kiev trước khi tiến quân. Điều đó cũng đã gây ra tổn thất lớn cho phía Ukraine. The Wall Street Journal đưa tin rằng Ukraine mất từ ​​100-200 lính mỗi ngày khi hoàn toàn thất thế trước hỏa lực của Moscow. Tuy vậy, kết quả Nga thu được tại nhiều vùng chiến địa lại rất khác nhau.

Những bước tiến của Nga trên sông Siverskyi Donets (Ukraine) đã nhiều lần bị cản trở, khiến Moscow chuyển tập trung sang các mục tiêu nhỏ hơn. Sự thận trọng của Ukraine trong việc phản công ở phía nam đất nước, nơi Nga ngày càng mở rộng quyền kiểm soát, có thể đã khiến tình hình khu vực trở nên bế tắc và khiến cả Nga và Ukraine tập trung vào TP Severodonetsk ở Luhansk, miền đông Ukraine.

Khi chạm trán ở ở khoảng cách gần, giống như tình hình ở Severodonetsk, việc thiếu nhân lực đã khiến quân Nga khó tạo nên những chiến thắng quyết định. “Ukraine buộc Nga phải chiến đấu ở các thành phố nằm rải rác ở miền đông Ukraine càng lâu, thì quân Nga đổ máu càng nhiều” - ông Ben Barry, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), nhận định.

Nguồn: [Link nguồn]

Giới phân tích: Ông Putin có thể đã chuẩn bị để Nga vượt bão trừng phạt từ cả 10 năm trước

Trang Business Insider dẫn lời giới phân tích nhận định việc Nga vẫn đứng vững giữa bão trừng phạt có thể là nhờ vào sự tính toán của ông Putin từ gần 10 năm trước.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Dương Khang ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN