Mỹ thử hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu

Lần đầu tiên Hải quân Mỹ thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu. Động thái này có thể là dấu hiệu của cuộc chạy đua vũ trang mới.

Ngày 20.10, một tên lửa đạn đạo tầm ngắn Terrier Orion đã được phóng đi từ trường bắn Hebrides ở Anh. Khi bay qua vùng trời trên Đại Tây Dương, tên lửa đã bị chặn bởi một cặp tên lửa hành trình chống hạm. Một trong hai tên lửa hành trình này được phóng đi từ chiến hạm USS Ross của Mỹ.

Bộ Quốc phòng Mỹ sau đó thông báo: “Đây là lần đầu tiên một tên lửa đánh chặn dẫn đường SM-3 Block IA được phóng từ chiến hạm ở ngoài phạm vi của Mỹ và lần đầu tiên chặn thành công một tên lửa đạn đạo trên bầu trời châu Âu”.

Đối với Mỹ và các đồng mình như Canada, Pháp, Đức, Anh… cuộc thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu được xem là một dấu hiệu của việc làm mới hợp tác.

Mỹ thử hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu - 1

Tên lửa đánh chặn SM-3 Block IA được phóng đi từ chiến hạm USS Ross của Mỹ.

Tuy nhiên, NATO tiết lộ rất ít thông tin cụ thể về mục đích xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa này. Trong khi đó, Mỹ tăng cường quân đội nước này tại châu Âu nhằm đối phó với đe dọa mà họ cho rằng ngày càng gia tăng từ Nga.

Hệ thống phòng thủ tên lửa trên hạm được thiết kế với các trạm đánh chặn ở Romania và Ba Lan. Theo một thỏa thuận được quốc hội Ba Lan thông qua, một trạm đánh chặn tên lửa sẽ được xây dựng ở vùng Redzikowo của nước này và sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2018.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov đã bày tỏ quan ngại về dấu hiệu Mỹ và châu Âu tăng cường quân sự dọc biên giới với Nga.

“Chúng tôi không tìm thấy lý do để duy trì hệ thống phòng thủ tên lửa này, đặc biệt ở khoảng cách gần và rõ rằng nhằm vào lãnh thổ Nga”, ông Ryabkov cho biết. “Mỹ tiếp tục xây dựng hệ thống phòng thủ ở châu Âu nhằm phục vụ cho mục đích riêng của họ”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Phong (Theo Sputnik) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN