Lỗ hổng nghiêm trọng của tình báo chống khủng bố thế giới

Nếu chỉ bám lấy những kẻ tình nghi được tổ chức khủng bố quốc tế đào tạo, lực lượng tình báo thế giới sẽ bỏ lọt rất nhiều phần tử khác nguy hiểm không kém.

Lỗ hổng nghiêm trọng của tình báo chống khủng bố thế giới - 1

Người dân thắp nến sau vụ xả súng ở Orlando, Mỹ.

Những vụ tấn công gần đây ở Mỹ và châu Âu cho thấy lỗ hổng nghiêm trọng trong công tác tình báo, chống khủng bố toàn cầu. Thông tin được Reuters đưa ra sau khi tham vấn nhiều chuyên gia chống khủng bố từ Mỹ, Anh và Pháp.

Tấn công khủng bố gần đây có một đặc điểm chung là những kẻ cuồng sát đều có tiền sử bệnh thần kinh. Rất ít trong số này có liên hệ với các tổ chức khủng bố quốc tế, Reuters thông tin.

Từ góc độ chiến lược và pháp lý, điều tra viên chống khủng bố chủ yếu tập trung vào các kế hoạch được thực hiện bởi các nhóm cực đoan quy mô lớn, chẳng hạn như Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.

Tại Mỹ, luật pháp bảo vệ công dân khỏi sự “rình mò” của cơ quan hành pháp nếu họ không dính líu tới các nhóm khủng bố nước ngoài. Chính luật này đã khiến việc điều tra, tìm hiểu những kẻ có dấu hiệu khủng bố thêm khó khăn.

Lỗ hổng nghiêm trọng của tình báo chống khủng bố thế giới - 2

Lực lượng chống khủng bố còn nhiều lỗ hổng trong việc theo dõi nghi phạm có dấu hiệu tâm thần.

Các chuyên gia chống khủng bố nói rằng các vụ tấn công đẫm máu đều có dấu hiệu của những kẻ mắc chứng tâm thần. Họ chỉ ra vụ xả súng ở hộp đêm đồng tính ở Orlando, vụ bắn giết cảnh sát ở Baton Rouge, Louisiana, Dallas, vụ xe tải cán chết người ở Nice hay vụ xả súng ở Munich đều chung đặc điểm trên.

Ngày 23.7, cảnh sát trưởng thành phố Munich Hubertus Andrae nói rằng kẻ xả súng ở trung tâm thương mại mang tên Ali David Sonboly từng điều trị tâm lý. Hắn bị ám ảnh nặng nề với những vụ giết người hàng loạt. Trước đây, Ali không có tiền án nào và không hề liên hệ với các tổ chức cực đoan.

Chiến thuật này khác hẳn với những vụ tấn công hồi tháng 11.2015 ở Pháp hay Brussels, Bỉ tháng 3. Hai vụ tấn công này đều được các nhóm khủng bố lên kế hoạch và thực hiện rất chuyên nghiệp.

Hệ thống tình báo hiện nay không được áp dụng cho cá nhân tiền sử tâm thần có thể liên lạc với những nhóm khủng bố hoặc có thể bị kích động để thực hiện hành vi bạo lực. Trước vụ xả súng Orlando, kẻ tấn công đã xem nhiều trang tuyên truyền thánh chiến được IS sản xuất. Tuy nhiên, hung thủ Omar Mateen không hề có mối liên hệ nào với tổ chức khủng bố khét tiếng như IS.

Nhà chức trách Pháp bắt giữ 5 người liên quan tới vụ tấn công ở thành phố Nice nhưng không có bằng chứng cho thấy vụ khủng bố được điều khiển bởi các phiến quân hải ngoại.

Hiện nay, cả CIA hay Trung tâm Chống khủng bố Quốc gia Mỹ không được phép thu thập, lấy thông tin từ những nghi phạm không dính líu tới khủng bố quốc tế.

Một người thân của hung thủ Omar cho biết y đã rất mệt mỏi khi phải thức trắng đêm thực hiện các điều trị tâm lý. Omar cũng nói rằng y sợ sẽ mắc chứng rối loạn thần kinh.

Lỗ hổng nghiêm trọng của tình báo chống khủng bố thế giới - 3

Nếu chỉ tập trung vào khủng bố được đào tạo bài bản, lực lượng hành pháp sẽ bỏ sót nhiều nghi phạm.

Quan chức Mỹ cũng đang điều tra liệu sức khỏe tâm thần có phải là một nhân tố quan trọng trong vụ xả súng giết cảnh sát ở Baton Rouge và Dallas hay không. Trong hai vụ này, các tay súng đều cho thấy dấu hiệu tâm thần và nhiều quan điểm cực đoan.

Hung thủ Micah Johnson được cho là từng quấy rối tình dục một nữ sĩ quan và người này đề nghị Micah nên được “điều trị tâm lý”.

“Khi ai đó mắc chứng rối loạn thần kinh, họ thường sẽ có xu hướng nghĩ ra những kế hoạch rất chi tiết để phạm tội”, Paul Pillar, cựu chuyên gia phân tích CIA nói. “Xác định những người có dấu hiệu như vậy là điều rất khó khăn”.

Một người lính từng phục vụ ở chiến trường Afghanistan nói rằng trường hợp của Micah Johnson trong vụ xả súng giết 5 cảnh sát ở Dallas là chứng bệnh hơn là một tư tưởng cực đoan. “Đây không phải sự phân biệt chủng tộc. Chỉ đơn giản là bệnh thần kinh không được khám và điều trị mà thôi”.

Lỗ hổng nghiêm trọng của tình báo chống khủng bố thế giới - 4

Vụ khủng bố ở Paris, Pháp tháng 11.2015 được khủng bố lên kế hoạch rất chi tiết.

Trước khi những vụ tấn công khủng bố gần nhất diễn ra, cơ quan tình báo châu Âu và Mỹ đang phải căng mình giải quyết lượng lớn thông tin từ những cá nhân được tổ chức như IS đào tạo. Cơ quan tình báo Anh MI5 cho biết nhân lực hiện tại chỉ có thể theo dõi một số cá nhân nhất định chứ không thể kiểm soát toàn bộ nghi phạm.

MI5 hiện chỉ theo sát những người Anh và người ngoại quốc sống ở Anh có liên hệ với Hồi giáo cực đoan. Trong khi đó, lượng lớn những kẻ cực đoan cánh tả hoặc cánh hữu không được để mắt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh - WP ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN