Đức giảm giá gần kịch khung cho giao thông công cộng, nhận kết quả bất ngờ
Vài tuần sau khi nước này áp dụng gần như miễn phí vé giao thông công cộng, tình trạng tắc đường tại đô thị ở Đức đã cải thiện đáng kể.
Từ đầu tháng 6, Chính phủ Đức đã áp dụng chương trình vé tháng giá 9 Euro (9,21 USD) không giới hạn số lượt đi với nhiều loại hình giao thông công cộng. Chương trình sẽ được áp dụng tới hết tháng 8 nhằm giảm lượng phát thải từ phương tiện giao thông và hỗ trợ việc đi lại của người dân trong tình trạng lạm phát tăng cao.
Công ty hoạt động trong lĩnh vực giao thông TomTom cho biết vẫn quá sớm để đưa ra kết luận nhưng chính sách này bước đầu cho thấy hiệu quả khá khả quan.
Theo dữ liệu từ công ty TomTom, trong tuần bắt đầu từ ngày 20/6, tình trạng tắc đường giờ cao điểm đã giảm tại 23 trên 26 thành phố ở Đức so với tuần bắt đầu vào ngày 16/5 - thời điểm trước khi chương trình giá vé tháng được áp dụng. Công ty chọn hai tuần đều không trùng thời điểm diễn ra các ngày lễ để so sánh.
Tờ rơi về chương trình vé tháng 9 Euro của công ty giao thông cộng cộng Berlin.
Chuyên gia về giao thông tại công ty TomTom, ông Ralf-Peter Schaefer cho biết tình trạng tắc nghẽn giao thông được cải thiện có liên quan tới việc áp dụng chương trình vé tháng 9 Euro.
Các yếu tố khác có thể góp phần vào việc cải thiện tình trạng tắc đường bao gồm giá nhiên liệu tăng cao và xu hướng làm việc tại nhà do ảnh hưởng của đại dịch.
Tuy nhiên, dữ liệu của TomTom trong cả tháng 6 cho thấy tình trạng tắc đường được cải thiện so với một tháng trước đó và so với tháng 6/2019 - thời điểm trước khi bùng phát dịch Covid-19. Cụ thể, tình trạng tắc đường giảm tại 24 trên 26 thành phố Đức trong tháng 6 so với tháng 5 và giảm tại 21 trên 26 thành phố so với tháng 6/2019.
Kết quả này có thể là yếu tố thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách cân nhắc các biện pháp khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng giá rẻ sau khi chương trình vé tháng 9 Euro kết thúc vào tháng 8.
Giá vé thấp hơn đã giúp tăng tỷ lệ người dân sử dụng tàu hỏa tới 42% vào tháng 6 so với cùng kỳ năm 2019, đặc biệt là vào thời điểm cuối tuần. Đến mức, ở một số nơi, hành khách còn phản ánh về tình trạng quá đông đúc.
Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều biện pháp khác để khuyến khích người dân tại quốc gia có thói quen sử dụng ô tô riêng như Đức và tại quốc gia sản sinh ra các hãng xe BMW, Mercedes và Volkswagen từ bỏ ô tô riêng để chuyển sang phương tiện công cộng. Chính ông Schaefer (đến từ công ty TomTom) cho biết vẫn muốn đi đến Berlin bằng xe cá nhân để tiết kiệm thời gian đi lại hàng ngày.
Nguồn: [Link nguồn]
Quan chức cấp cao ngành năng lượng Đức thừa nhận, nước này “không thể sống sót qua mùa đông” nếu không có thêm khí đốt Nga.