Các thành phố lớn trên thế giới thay đổi thế nào trong 100 năm qua?
Loạt ảnh hiếm được phục chế màu hé lộ một phần cuộc sống ngày xưa ở Châu Âu trong giai đoạn chuyển giao sang thế kỷ 20.
Một thế kỷ - tương ứng với 100 năm, thế giới đón nhận vô vàn sự thay đổi từ các sự kiện xảy đến mỗi ngày. Cùng với thăng trầm của lịch sử, các thành phố lớn trên thế giới cũng chứng kiến không ít sự “thay da đổi thịt” theo từng thời kỳ xã hội khác nhau.
Các bức ảnh hiếm, ghi lại khoảnh khắc của các thành phố lớn tại Châu Âu trong giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 cho thấy một cuộc sống hoàn toàn khác so với mốc thời gian 2018 hiện tại. Mỗi một thành phố lại có dấu ấn công trình riêng và theo dòng chảy của lịch sử nhiều biến động, các biểu tượng này vẫn luôn tồn tại như một chứng nhân – minh chứng cho những đổi thay trong cuộc sống.
London (Anh)
Tòa nhà Nghị viện Anh, hay còn gọi là cung điện Westminster, tọa lạc bên dòng sông Thames êm đềm. Giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, thuyền bè gỗ của các ngư dân vẫn qua lại nhộn nhịp trên sông.
100 năm sau, sông Thames vẫn tấp nập các du thuyền chở du khách tham quan, vãn cảnh thành phố. Việc đi lại giữa 2 bờ cũng trở nên dễ dàng hơn nhờ cây cầu đi bộ Westminster vắt qua sông. Lá cờ quốc kỳ Anh trên đỉnh cung điện vẫn tung bay sau hơn 1 thế kỷ.
Paris (Pháp)
Tháp Eiffel – biểu tượng của thành phố Paris hoa lệ trong một ảnh chụp những năm đầu thế kỷ 20. Có thể thấy ở giai đoạn này, dưới chân tháp Eiffel còn có một đài phun nước nguy nga, tráng lệ.
Hiện tại, tháp Eiffel vẫn duy trì độ nổi tiếng của mình, trở thành dấu ấn riêng biệt của “kinh đô ánh sáng”. Du khách đến thăm xứ sở lục lăng luôn mong đợi ngắm nhìn tháp Eiffel tận mắt, minh chứng cho điều đó là khu vực xung quanh tháp lúc nào cũng đông nghịt du khách.
Rome (Italy)
Khu vực đấu trường Colosseum tọa lạc trong lòng thủ đô Rome là niềm tự hào của nhiều người dân Ý. Thời điểm cuối thế kỷ 19, khu vực này vẫn còn vắng vẻ, chưa bị vây kín bởi du khách như ngày nay.
Được xây dựng từ thời La Mã cổ đại, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, công trình 2.000 năm tuổi vẫn đứng sừng sừng, hiên ngang giữa trời, trở thành biểu tượng của thành Rome hào hùng.
Quảng đường Pizza del Popolo, hay còn được gọi là quảng trường nhân dân, nơi từng diễn ra nhiều cuộc hành quyết dã man vào các thế kỷ trước.
Các công trình kiến trúc nổi bật ở Châu Âu hầu như đều giữ được vẻ nguyên bản dù từng trải qua 2 cuộc chiến tranh thế giới ác liệt và tàn khốc trong thế kỷ 20. Bên cạnh đấu trường La Mã và đài phun nước Trevi, ai đến Rome cũng mong muốn được ghé thăm quảng trường Pizza del Popolo.
Vatican
Nằm gọn trong thủ đô Rome của Italy, Vatican – quốc gia có số dân thấp nhất thế giới luôn khiến mọi người bị cuốn hút bởi các câu chuyện về Giáo hoàng, cùng những giai thoại huyền bí về tôn giáo.
Khu vực quảng trường Thánh Peter trong địa phận Vatican. Các địa danh nổi tiếng ở Vatican từng xuất hiện trong tiểu thuyết ăn khách của nhà văn Mỹ Dan Brown càng khiến quốc gia này trở nên hấp dẫn trong mắt mọi người.
Berlin (Đức)
Tòa nhà Reichstag nằm ở Berlin, Đức. Nằm ở gần Cổng Brandenburg, đây là một tòa nhà đã chứng kiến nhiều biến động trong lịch sử nước Đức.
Sau khi bị hủy hoại nặng nề trong một trận hỏa hoạn khi Hitler đứng lên nắm quyền vào năm 1933, tòa nhà Reichstag được cải tạo lại và có nhiều điểm khác biệt so với thiết kế gốc.
Prague (Cộng hòa Séc)
Cổng vào trước cung điện Prague tại thủ đô của cộng hòa Séc. Là một trong các tòa lâu đài lớn nhất thế giới, cung điện Prague được mệnh danh là viên ngọc của Châu Âu. Giai đoạn chuyển giao sang thế kỷ 20, khu vực thành phố nơi tòa lâu đài tọa lạc vẫn thuộc đế chế Áo – Hung.
Giống nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu của Châu Âu luôn thu hút khách thập phương, cung điện Prague không chỉ được yêu thích bởi kiến trúc độc đáo mà còn bởi là chứng nhân lịch sử quan trọng của Châu Âu trong thế kỷ 20.
Singapore đã thay đổi nhanh chóng từ những ngôi làng ven sông vào năm 1840 thành một trung tâm thương mại hàng đầu thế giới...