Làm trái ngành: Nên hay Không nên?

Mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để rồi làm trái ngành nghề được đào tạo. Câu chuyện không có hồi kết, tuy nhiên làm đúng chuyên ngành liệu có giúp bạn có đời sống mơ ước?

Hiện cả nước có khoảng 200.000 sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng không tìm được việc làm (theo thống kê Bộ Giáo dục&Đào tạo) và khoảng 60% sinh viên ra trường làm không đúng với chuyên ngành được đào tạo (Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội). Đây chính là nguyên nhân khiến cho các bậc phụ huynh có con đang ở độ tuổi THPT và bản thân các học sinh THPT luôn “lao tâm khổ tứ” mỗi khi đứng trước lựa chọn tương lai cho con em mình. Tâm lý chung học sinh, sinh viên là được làm một công việc phù hợp với chuyên môn đào tạo nhưng điều đó có thực sự quan trọng với cuộc đời mỗi người? Làm trái ngành hay đúng nghề được đào tạo, đâu sẽ là lựa chọn đúng đắn?

Vòng xoay “Chọn ngành học – học – làm trái ngành” ám ảnh thế hệ tương lai

Vòng xoay “Chọn ngành học – học – làm trái ngành” ám ảnh thế hệ tương lai

Những người thành công trong xã hội, được xếp vào những tầng lớp trung lưu, thượng lưu, sở hữu đời sống mơ ước trong xã hội thì mẫu số chung họ lại là những người làm trái ngành nghề được đào tạo. Điều này càng đúng đối với những người làm hoạt động kinh doanh. 100% doanh nhân nổi tiếng đều là những người làm trái ngành nghề được đào tạo: Shark Phạm Thanh Hưng - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập Đoàn Thế Kỷ - CEN GROUP, Chủ tịch Công ty CP Đầu tư và Phát triển BĐS Thế Kỷ CEN INVEST tốt nghiệp kỹ sư cơ khí luyện kim tại trường ĐH Bách Khoa HN; Doanh nhân Đỗ Thị Kim Liên – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn AquaOne tốt nghiệp khoa Ngữ Văn,Trường Đại học Sư Phạm HN II; Shark Nguyễn Ngọc Thủy – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Anh ngữ Apax kiêm CT HĐQT, TGĐ Tập đoàn Egroup từng theo học ngành Mỏ Địa chất và bỏ dở để kinh doanh;…

Nếu họ làm đúng chuyên ngành được đào tạo thì họ sẽ trở thành những kỹ sư, giảng viên, công nhân,… chứ không phải những ông chủ doanh nghiệp, không phải những nhà quản lý tạo ra công ăn việc làm cho hoàng nghìn người và Việt Nam chúng ta sẽ không thể tạo ra những sự phát triển kinh tế vượt bậc trong tương lai. Họ là những con người dũng cảm nhất, dám thực hiện ước mơ và trở thành những con người tinh hoa của xã hội. Làm trái nghề để thay đổi đời sống hiện tại, đó thật sự là một việc đáng làm, đặc biệt đối với những bạn trẻ có ước mơ và khát vọng kinh doanh.

Những người làm đúng chuyên ngành đào tạo họ đang ở đâu trong xã hội? Nhìn chung, họ đang lăn lộn, vất vả để hưởng những mức lương của công việc đúng chuyên ngành đem đến cho họ, 15 triệu, 20 triệu,.. Phỏng vấn họ về đời sống hiện tại, câu trả lời nhận được họ đang là những người nghèo trong xã hội. Và rồi khi cuộc sống đưa đẩy, họ lại dễ xuất hiện luồng tư tưởng, tìm một công việc khác để làm, trái ngành cũng được để có mức thu nhập tốt, nâng cao đời sống hiện tại.

Mục đích cuối cùng của mỗi người trong việc lựa chọn một công việc chính là để có đời sống tốt. Làm đúng nghề nghiệp được đào tạo hay trái nghề có quan trọng nữa không? Khi xác định được câu trả lời thì những ngày đau đầu, suy nghĩ tìm ngành đào tạo rồi băn khoăn về công việc sau khi ra trường của học sinh THPT chỉ là những việc làm thừa thãi và lãng phí thời gian.

Sơ đồ “Lộ trình phát triển của mỗi con người”

Sơ đồ “Lộ trình phát triển của mỗi con người”

Sơ đồ lộ trình phát triển của mỗi con người cho thấy đối với mỗi con người, nghề nghiệp chỉ là phương tiện, công cụ giúp chúng ta “len lỏi” vào các cơ quan, doanh nghiệp. Trong quá trình làm việc, con người lại tiếp tục trau dồi, nỗ lực, rèn luyện để “len lỏi” lên những vị trí cao hơn mong có một mức thu nhập tốt cho cuộc sống và đạt được mục tiêu trở thành tầng lớp thượng lưu trong xã hội, làm chủ cuộc sống bản thân. Chọn nghề nghiệp suy cho cùng cũng chỉ là một chặng ngắn trong suốt cuộc đời. Điểu quan trọng là mỗi học sinh phải có khả năng định hướng, vạch rõ lộ trình phát triển của mình và quyết tâm thực hiện hiện nó.

Nắm bắt được nỗi đau của thế hệ tương lai – những người nắm trong tay vận mệnh của đất nước sau này cũng như hòa chung với mục tiêu của đất nước trong hành trình xây dựng và vươn đến quốc gia khởi nghiệp, Tập đoàn CEO Việt Nam Holding quyết định tài trợ chương trình “Hướng nghiệp làm chủ cuộc đời” do đích thân ông Ngô Minh Tuấn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn cùng ekip cộng sự sẽ thực hiện chia sẻ giá trị để giúp cho 50,000 học sinh sắp tốt nghiệp THPT trên toàn quốc hiểu rõ và chuẩn bị hành trang sẵn sàng, tự tin bước vào cuộc sống do chính mình quyết định.

Doanh nhân Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam Holding, người sẽ chia sẻ trong chương trình là người sở hữu hệ thống 10 công ty thành viên hoạt động đa ngành trên nhiều lĩnh vực. Ông đã huấn luyện, đào tạo cho hàng nghìn chủ doanh nghiệp và quản lý cấp cao mỗi năm. Ông cũng là người đã truyền ngọn lửa cảm hứng cho hàng nghìn học sinh, sinh viên trên cả nước.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN