Người mẫu Trung Quốc bị ví như món hàng

Nhiều chân dài trên sàn catwalk Trung Quốc luôn tự nhận mình là những món hàng cho người ta thỏa sức bán mua.

Mặc dù khái niệm người mẫu đã xuất hiện ở Trung Quốc gần 3 thập niên, thế nhưng ở đất nước này, những "ma nơ canh" biết đi vẫn chưa thực sự được chú ý. Phải đến cuối năm 2008, khi xuất hiện thông tin một nữ người mẫu ở Lệ Giang đột tử, lúc này công chúng và truyền thông mới thực sự chú ý đến ngành nghề tuy cắm gốc rễ khá lâu nhưng chưa thực sự được xã hội để mắt.

Loạt  bài viết trong chuyên đề Góc khuất khốc liệt làng mẫu Trung Quốc dưới đây sẽ phần nào mở ra một góc nhìn mới vào làng người mẫu Trung Quốc với nguồn nhân lực hùng hậu nhất hành tinh.

Người mẫu và  đẳng cấp

Với nghề mẫu mà nói, đẳng cấp là thứ quyết định thu nhập của họ. Đẳng cấp từ cao đến thấp được phân thành 5 loại gồm cấp cao nhất: siêu mẫu, cấp siêu A, cấp A, B và C. Cấp cao nhất tương ứng với những tên tuổi như Khương Bội Lâm, Lý Học Khánh, Đỗ Quyên (Du Juan). Cấp siêu A là những gương mặt người mẫu bước ra từ Top 3 những cuộc thi người mẫu tầm cỡ quốc tế, loại A là người mẫu thuộc Top 3 những cuộc thi trong nước, loại B là top 10 cuộc thi người mẫu trong nước. Trong khi những người mẫu không có giải thưởng gì nhưng có kinh nghiệm và uy tín thì được xếp vào cấp loại C.

Người mẫu Trung Quốc bị ví như món hàng - 1

Những siêu mẫu thành danh sàn catwalk Trung Quốc (từ trái qua): Lý Ngọc Khánh, Khương Bội Lâm và Đỗ Quyên.

Hiện tại, ngoài những tên tuổi tầm cỡ như nữ người mẫu Khương Bội Lâm, siêu mẫu nam Lý Học Khánh hay siêu mẫu thế giới Đỗ Quyên được coi là các siêu mẫu của thời trang Trung Quốc. Những người mẫu như Mạc Vạn Đan, Lưu Đan và Bùi Bội cũng có thể coi đã đạt đến danh hiệu trên. Ngoài ra còn có những siêu mẫu được mệnh danh là "Tứ tiểu thiên hậu" gồm Lưu Văn, Tần Thư Bồi, Hề Mộng Dao (Ming Xi), Tôn Phi Phi (Sun Fei Fei) và Đường Sảnh Văn (Kiki Wang).

Trước đó, những cái tên từng ở vị trí siêu mẫu như Mã Nhan Lệ nay đang là một nhà thiết kế thành danh, trong khi Trần Quyên Hồng, Quách Hoa đang kinh doanh công ty riêng, Cù Dĩnh lại lấn sân làng giải trí. Những Vương  Mẫn, Lữ Yến lại coi sàn diễn là nơi góp vui, nữ người mẫu Quan Kỳ từng đoạt giải Á hậu 1 cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2005, giờ đây đã rút khỏi sàn catwalk với vai trò là một giáo viên, Hoa hậu Thế giới 2007 Trương Tử Lâm từng bận rộn với việc từ thiện, giờ đây cô đã yên bề gia thất bên chồng đại gia.

Công việc chủ yếu của một người mẫu là đi catwalk biểu diễn trang phục tại các sự kiện thời trang. Trong giới mẫu phân ra 5 thứ hạng cao thấp khác nhau, từ siêu mẫu, siêu loại A, loại A, B và C. Từ đó tiền cát-xê của họ cũng được trả theo đẳng cấp mỗi người. Thông thường một hợp đồng người mẫu trả từ 800 - 1.200 NDT (2,7 - 4,1 triệu đồng) cho một show diễn, số người mẫu nhận được mức cát-xê trên chiếm phân nửa giới người mẫu Trung Quốc.

Người mẫu Trung Quốc bị ví như món hàng - 2

Mạc Vạn Đan (trái), Bùi Bội và Lưu Đan cũng có thể coi là thế hệ sánh ngang với những siêu mẫu trên.

Cao cấp hơn là những người mẫu có cát-xê từ 1.500 - 3.000 NDT (5,1 - 10,2 triệu đồng), đây là những người mẫu được coi là chủ lực. Còn lại là những người mẫu có mức cát-xê từ 5.000 NDT (17 triệu đồng) trở lên. Cả Trung Quốc đếm trên đầu  ngón tay chỉ được vài người được nhận cát-xê như vậy.

So sánh giữa người mẫu tự do và người mẫu của các công ty, về thu nhập vẫn chưa hẳn bên nào có ưu thế hơn bên nào. Những người mẫu chính quy thường gặp vấn đề bị công ty trích phần trăm. Mặc dù báo giá của các người mẫu chính quy thường khá cao, tuy nhiên số tiền thực nhận lại không đáng là bao. Bởi trong ngành công nghiệp người mẫu, đứng đầu là những xưởng sản xuất thời trang, đây đồng thời là khách hàng và là thị trường đứng đầu của ngành này. Dưới nữa là các công ty quảng cáo, tiếp đến là công ty quản lý người mẫu, và cuối cùng là những người mẫu.

 Vòng casting: "Không khác chợ mua bán vật phẩm"!?

Thu nhập của các người mẫu đến từ các xưởng may, chủ hãng. Thế nhưng lượng người mẫu của Trung Quốc quá đông đảo, vì vậy các nhà máy chọn hay không chọn ai sẽ phải dựa vào phần casting (tuyển chọn phỏng vấn). Những người mẫu được chọn sẽ có cơ hội kiếm tiền, những người kém may mắn tiếp tục về nhà chờ đợi lần thi sau.

Có người mẫu tự mô tả bản thân được chọn giống như một món hàng được chọn mua trên kệ hàng ở siêu thị vậy. Anh đi qua, thấy tôi vừa mắt thì nhặt lên và mang đi. Nếu không vừa mắt thì để lại trên giá và chúng tôi lại tiếp tục chờ: "Vòng casting có khoảng 20 cô người mẫu bước vào, khách hàng có 2 người. 20 cô gái đứng dàn thành hàng, họ tiến đến phía trước cho khách hàng nhìn một lúc, sau đó đưa hồ sơ là coi như xong. Sau đó lại cho gọi những người mẫu xếp thành hàng, hỏi bạn về sở thích, đã từng diễn cho nhãn hiệu nào chưa...", một nữ người mẫu chia sẻ với tờ Sina.

Người mẫu Trung Quốc bị ví như món hàng - 3

Người mẫu Trung Quốc bị ví như món hàng - 4

Những người mẫu đứng dàn hàng ngang cho giám khảo quyết định chọn hay không.

Kết quả của casting thường chứng kiến cảnh kẻ khóc người cười, người vỡ òa trong hạnh phúc, người đau khổ tột cùng. Đây được coi là thời khắc khó chịu nhất với người trong nghề: "Người bên cạnh mình thì được, mình thì không, điều này khiến bản thân cảm thấy vô cùng khó chịu, nó như hố sâu ngăn cách lớn giữa người được kẻ không. Cảm giác này mọi người đều cảm nhận được, vì sao mình lại không được chọn? Tự hỏi không biết mình thiếu hay sai sót chỗ nào, rất bực bội", một nữ người mẫu nhớ lại kinh nghiệm đi casting.

Chịu đựng sỉ nhục và đường cùng bỏ nghề

Ngoài ra, các nữ người mẫu còn thường xuyên phải im lặng khi bị nhà tuyển dụng những thương hiệu cao cấp sỉ nhục. Chính điều này khiến không ít người mẫu vì không nhịn nổi đã sớm phải rời bỏ nghề: "Có những nhà tuyển dụng thương hiệu cao cấp phát ngôn lịch sự một chút, nhưng có những người khá lỗ mãng. Khi đối mặt với thí sinh, họ luôn tỏ ra khắt khe, có thể thốt ra những câu khó nghe nhất. Người mẫu chỉ biết nhẫn nhịn mới có cơ hội được tuyển dụng. Ngoài ra có không ít người mẫu khi được chọn, cộng tác một thời gian cũng không chịu nổi nên đành phải xin nghỉ", một nữ người mẫu nhớ lại.

Người mẫu Trung Quốc bị ví như món hàng - 5

Người mẫu Trung Quốc bị ví như món hàng - 6

Hậu trường những người mẫu xếp hàng đợi đến lượt phỏng vấn.

Một số người mẫu vì không nhận thấy có tương lai nên đã bỏ nghề. Một người mẫu nữ kể lại chuyện một cô bạn cùng tham gia cuộc thi người mẫu, đồng thời giành giải nhì, đã lăn lộn đi làm nhưng không thành công, đành phải bỏ nghề và trở về nhà: "Cô ấy là người Quảng Tây và đoạt giải nhì, lại là một người rất yêu nghề mẫu. Nhưng vì cô ấy đã thi đỗ vào một trường luật nên không còn cách nào khác. Chỉ khi  nào có tuần lễ thời trang nào thì mới tới Bắc Kinh tham gia. Mỗi lần cô ấy đến casting đều thấy áp lực quá lớn, vòng phỏng vấn nhiều lúc không được vừa ý như trước kia, bất lợi quá nhiều nên dần dần cô ấy mất niềm tin vào nghề này, cũng không còn tâm trí tiếp tục theo đuổi nghề nên đành bỏ về", một nữ người mẫu tâm sự.

Những điều nữ người mẫu trên nói đó là chuỗi dài sự chờ đợi, chờ đến lượt casting, chờ thử đồ, chờ thông báo kết quả, chờ biểu diễn, chờ lĩnh cát-xê... Sau khi tất cả những "công đoạn" chờ trên hoàn tất, họ sẽ lại phải tiếp tục chờ đợi cho những vòng casting mới ở những buổi tình diễn tiếp theo. Có lúc họ cứ ngóng chờ 1 tháng, 2 tháng nhưng không nhận được một show diễn nào.

Người mẫu Trung Quốc bị ví như món hàng - 7

Để được chọn, những người mẫu đã phải trải qua không ít áp lực và chịu lời nặng nhẹ.

Bị ăn chặn và tìm việc làm thêm

Khi các xưởng may trả cát-xê cho người mẫu, khoản tiền này người mẫu không được  nhận trực tiếp, mà phải qua tay những người trên đó, vì vậy tiền sẽ bị "khấu hao" dần, khi đến được tay người mẫu cũng chỉ còn khoảng 40% số tiền thực nhận.

Trong ngành người mẫu hiện nay ở Trung Quốc, mật ít ruồi nhiều, trong khi đó những người mẫu tự do xuất hiện ngày một nhiều, lắm thủ đoạn chiêu trò hòng giành được thị trường. Thêm vào đó, biểu diễn thời trang cũng mang tính mùa vụ, vì vậy không ít người mẫu thường tranh thủ kiếm việc làm khác những lúc "nông nhàn" thấp điểm. Theo lời kể của một nữ người mẫu tên Hầu Ba cho biết: "Vào mùa thấp điểm cảm thấy vô cùng khó chịu, giống như phải ngồi không ở nhà không có việc gì làm. Những lúc như thế đành phải lao ra ngoài đi kiếm công việc khác, sao có thể ngồi không mà đợi việc. Rất nhiều người làm vậy, nếu không chống chọi được thì lại về quê tìm việc gì đó để làm".

Người mẫu Trung Quốc bị ví như món hàng - 8

Người mẫu chỉ được phép giữ 40% cát-xê nhận được từ các show diễn.

Sau khi việc ký hợp đồng giữa người mẫu với công ty quản lý hoàn tất, thường trong hợp đồng không có bất kỳ mục nào nói đến các khoản tiền an sinh xã hội như bảo hiểm, tiền công quỹ, tiền bảo đảm...

Như vậy, về cơ bản người mẫu không hề có một  bảo đảm nào. Với những siêu mẫu hoặc có tiếng tăm trên sàn catwalk thế giới, đó là một vinh dự lớn lao vô cùng khó khăn mà họ có được. Thế nhưng, đối với đại đa số những người mẫu bình thường như hàng triệu người mẫu khác ở Trung Quốc mà nói, họ đang phải đối mặt với vấn đề cơm áo gạo tiền bức thiết hàng ngày, điều kinh khủng này có lẽ là việc mà người ngoài không thể ngờ tới.

Giới thời trang Trung Quốc đã đi qua chặng đường 30 năm và kịp sản sinh ra những gương mặt thành danh trong giới thời trang Trung Quốc. Thế nhưng con số trên so với hơn 1 triệu người mẫu của đất nước tỷ dân vẫn là quá khiêm tốn. Điều này còn chứng minh cho thấy, thời trang Trung Quốc vẫn đang phát triển chậm chạp.

Một vài hình ảnh hậu trường tuyển chọn và phỏng vấn người mẫu ở Trung Quốc.

Người mẫu Trung Quốc bị ví như món hàng - 9

Người mẫu Trung Quốc bị ví như món hàng - 10

Người mẫu Trung Quốc bị ví như món hàng - 11

Người mẫu Trung Quốc bị ví như món hàng - 12

Người mẫu Trung Quốc bị ví như món hàng - 13

Người mẫu Trung Quốc bị ví như món hàng - 14

Kỳ tiếp theo: Đời sống thảm thương của mẫu nam Trung Quốc

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Long Hy ([Tên nguồn])
Góc khuất khốc liệt làng mẫu Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN