Chiếc cúc áo từ đâu mà có?
Chiếc cúc tuy bé nhỏ nhưng là phần không thể thiếu cho một bộ trang phục hoàn hảo.
Thời cổ đại tổ tiên chúng ta đã biết tết những sợi đay để làm nên quần áo.
Người Ai Cập và La Mã cổ đại thì khoét lỗ trên một tấm da thú dùng làm áo rồi buộc dây phía dưới để che nắng, gió. Người Trung Quốc cũng dùng dây rút để giữ chắc quần áo trong nhiều thế kỷ. Khi chưa tìm ra kim loại, con người dùng sợi vỏ cây làm quần áo và họ dùng xương thú, gai cây thay cho cúc áo.
Lịch sử chưa tìm thấy người phát minh ra cúc áo. Một số nhà sử học khẳng định cúc áo có từ thời La Mã, một số khác cho rằng từ thời Hy Lạp cổ đại, trong khi một nhóm nhà khoa học đưa ra những dẫn chứng về nguồn gốc châu Á của cúc áo.
Theo các nhà khảo cổ học những biến thể giống cúc áo đầu tiên được làm từ vỏ sò đã được phát hiện trong nền văn minh Thung lũng Indus Kot Yaman giai đoạn khoảng 2800-2600 trước Công nguyên.
Ở thời kì này cúc áo được chạm khắc theo dạng hình khối có lỗ để có thể gắn vào quần áo bằng sợi vỏ cây khô. Tại châu Á, cúc áo xuất hiện từ thời đại đồ đồng ở Trung Quốc (khoảng 2000-1500 TCN) và thời La Mã cổ đại. Tuy nhiên ở giai đoạn sơ khai, cúc áo được dùng với mục đích trang trí là chủ yếu.
Lịch sử chưa tìm thấy người phát minh ra cúc áo, có nhiều nghi vấn xung quanh nguồn gốc của nó
Những chiếc cúc áo làm đúng chức năng của nó được được tìm thấy sớm nhất trong các ngôi mộ của bộ lạc chinh phục Hungary từ cuối thế kỷ thứ 9 sau công nguyên. Sau đó được dùng trong quân phục của hạm đội Đức vào thế kỷ 13. Từ đó, cúc áo nhanh chóng trở nên phổ biến cùng với sự gia tăng của những sản phẩm may mặc trong suốt thế kỷ 13 và 14 ở Châu Âu.
Ở châu Á, những chiếc cúc đầu tiên được đưa vào sử dụng từ thế kỷ 8 và mãi cho tới tận thế kỷ 18, cúc áo được xem là vật xa xỉ mà chỉ có nhà giàu mới dám dùng. Vua chúa thì dùng cúc bằng vàng, bạc. Người nhà giàu dùng xương voi làm cúc. Còn dân thường thì vẫn buộc thắt nút, hoặc dùng dải rút.
Đầu thế kỷ 14, người châu Âu bắt đầu thích dùng cúc áo. Họ sản xuất cúc bằng thép và đồng dành cho giới quý tộc. Cúc vàng, bạc cho vua chúa. Ngoài ra ngà voi, vỏ trai, sò cũng có thể làm ra cúc áo.
Năm 1685, vua Louis XVI của nước Pháp đã đặt làm cho mình nhiều bộ cúc áo bằng kim cương trong đó có bộ đính tới 75 viên kim cương, mỗi viên trị giá hơn 200 quan tiền. Nhưng tới tận cuối thế kỷ 19, cúc áo vẫn còn là đồ vật đắt tiền nên khi may áo mới người ta thường tháo cúc từ áo cũ đơm sang.
Nếu trong thiết kế thời trang cúc là một phụ kiện quan trọng thể hiện tính thẩm mĩ. Thì trong mỹ thuật ứng dụng, cúc có thể là một tác phẩm nghệ thuật thu nhỏ. Cúc có thể được chế tác riêng bởi bàn tay các nghệ nhân, thợ thủ công từ nhiều nguyên liệu khác nhau.
Khác với cúc được sản xuất hàng loạt trong công nghệ cao các nhà máy, những chiếc cúc áo được nghệ sĩ chế tác thường nằm trong cách bộ sưu tập và mua bán với giá cao.
Cúc không chỉ dùng để giữ cấu trúc quần áo mà còn được dùng như một vật trang trí lên nhiều loại phụ kiện...
...hay tạo ra những sản phẩm kì lạ như chiếc áo lót này
Nghệ sĩ chế tác cúc áo nổi tiếng nhất hiện nay là Renarldo Galvies. Ông được sinh ra vào năm 1958 tại Pháp và ông được biết đến với nhiều công trình chế tác cúc áo tinh xảo.
Hiện nay tại một số viện bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật có thể kể đến bảo tàng Victoria & Albert hay viện Smithsonian tồn tại rất nhiều bộ sưu tập cúc áo qua nhiều thời kì.
Hammond Turner & Sons - một công ty sản xuất cúc áo tại Birmingham cũng sở hữu một bảo tàng trực tuyến với một bộ sưu tập hình ảnh. Tại đây cũng giới thiệu các bài viết liên quan đến hành trình của chiếc cúc với 1852 bài viết gắn liền với những chiếc cúc được gia công tinh xảo đã sống hàng thế kỉ. Tại Hoa Kỳ, các bộ sưu tập cúc lớn đang được trưng bày công khai tại Bảo tàng cúc Waterbury.
Tính đến năm 2001 ông Bu Jianfang, người Sơn Đông (Trung Quốc), có bộ sưu tập cúc áo lớn nhất thế giới. Ông đang sở hữu 115.000 mẫu cúc thuộc 10.000 loại thu thập từ 208 quốc gia trên thế giới. Hằng ngày, mối quan tâm lớn nhất của ông là chăm chút, lau chùi "những đứa con yêu" này.
Mỗi khi nghe tin ai có kiểu cúc mới, dù xa đến đâu ông đều cố công lặn lội đến nài nỉ bằng được. Ông cho biết: "Nếu tách riêng từng chiếc cúc, chúng chẳng có giá trị gì. Nhưng ngược lại, khi được xếp cùng anh em chúng trở nên vô giá".
Năm 2011, Ông Dalton Stevens, tới từ Bishopville, Nam Carolina, Hoa Kỳ đã giành được danh hiệu "Vua Cúc", sau 15 năm khâu và dán hàng nghìn chiếc cúc lên những đồ vật mà ông sở hữu. Bắt đầu sưu tập từ năm 1983 đến năm 2008, Dalton Stevens đã mở bảo tàng Cúc, và tại đây, ông trưng bày tất cả các “kiệt tác” cho mọi người xem.
Tại đây bạn sẽ thấy chiếc Chevette nổi tiếng của ông, với 150.000 chiếc cúc. Ngoài ra, còn có một chiếc xe tang được quyên tặng bởi nhà tang lễ địa phương với 600.000 chiếc cúc. 2 chiếc quan tài và 1 phòng vệ sinh công cộng cũng với đầy nút là nút.
Bảo tàng này nằm gần ngôi nhà của ông ở ngoại ô Bishopville, và “Vua Cúc” 80 tuổi không hề thu một khoản phí nào từ những vị khách.
Một bảo tàng chứa hàng triệu loại cúc áo qua các gia đoạn lịch sử ở Mỹ
Ông Dalton Stevens, tới từ Bishopville, Nam Carolina, Hoa Kỳ đã giành được danh hiệu "Vua Cúc"
Trong thị trường may mặc hiện nay có ba loại cúc chính.
Cúc phủ là hình thức bọc vải may quần áo trên cúc kim loại. Cúc quan hay còn gọi là cúc ếch là cúc móc làm bằng dây thắt nút phức tạp. Cúc quan là một yếu tố quan trọng trong trang phục truyền thống của người Hoa xưa và áo sườn xám Trung Quốc bây giờ.
Cúc quan được làm thủ công tinh tế bằng sợi vải đan với những mũi khâu chặt chẽ có độ bền lên tới hàng trăm năm. Cúc bấm chủ yếu được làm bằng nhôm, đồng đôi khi là ngọc trai đính kèm cho thêm phần sang trọng. Cúc lỗ đơm chỉ là loại phổ biến nhất dùng trong quần áo thường ngày.