Phụ nữ Nhật làm điều trái ngược này vào kỳ lễ hội mua sắm
Năm mới là dịp mua sắm lớn nhất tại Nhật song người Nhật lại thường quây quần ở nhà và lì xì nhau thay vì tràn ra ngoài mua sắm.
Mùa lễ tết đồng nghĩa với mùa của những tín đồ shopping
Mua sắm là một trải nghiệm vừa đau đớn vừa hân hoan. Đau đớn bởi hiếm có hoạt động nào lại khiến cho tiền trong ví, trong thẻ của bạn ra đi nhanh chóng như vậy. Còn hân hoan là bởi bạn sẽ có được thứ mình từng khao khát, sau suốt cả tháng, thậm chí là cả năm tích góp.
Và một điều không thể phủ nhận, đó là mọi phụ nữ đều thích mua sắm, bất kể giàu hay nghèo, tỷ phủ hay người lao động. Đứng trước mùa mua sắm lớn nhất trong năm, khi những dịp lễ tết đang cận kề, thử xem trên thế giới, phụ nữ tại những quốc gia khác tiêu tiền có giống bạn không nhé!
1. Dubai
Tôi ước là ở Dubai có các địa chỉ mau sắm như Target, Kohl’s hay Macy’s (các địa chỉ mua sắm từ bình dân đến trung cấp của Mỹ). Ở đây thậm chí còn không có bất cứ một store nào thuộc hàng trung cấp hay trên trung cấp một chút. Mọi người thường chỉ mua sắm tại hai trung tâm xa hoa là The Mall of the Emirates và the Dubai Mall. Việc shopping qua cửa kính sẽ trở nên cực kỳ đã mắt bởi nơi đây toàn các thương hiệu cao cấp bậc nhất thế giới với cái giá “trên trời”. - Debi, một người Mỹ đã sống ở Dubai 12 năm)
2. Anh quốc
Ở Anh quốc, người ta cũng bắt đầu tổ chức ngày gọi là Thứ Sáu đen tối, nhưng tôi nghĩ nó không phổ biến như ở Mỹ. Chúng tôi đã có một ngày mua sắm đã đời là Boxing Day, ngày mà các shop thậm chí mở cửa tới 3 giờ sáng để phục vụ khách hàng. Tại đây, chúng tôi mua sắm cùng với gia đình nhiều hơn so với người Mỹ. Đây cũng là một trong những hoạt động mang tính truyền thống của các gia đình Anh quốc. - Madison
3. Trung Quốc
Chúng tôi bắt đầu việc mua sắm cho mùa lễ tết bắt đầu từ Singles Day (Ngày độc thân). Đây được coi là ngày lễ mua sắm lớn nhất trên thế giới và người ta chi tiền gấp 5 lần so với ngày Cyber Monday tại Mỹ. Ngày độc thân bắt đầu từ năm 2009, được tổ chức vào 11/11 hàng năm bởi Alibaba, một công ty dạng Amazon của Trung Quốc. Mặc dù mọi thứ sẽ bốc hơi cực kỳ nhanh nhưng mọi người vẫn cứ hào hứng tham gia bởi có quá nhiều mặt hàng giá tốt vào ngày ấy. – Sue
4. Úc
Vì chúng tôi không tổ chức Lễ tạ ơn nên cũng không có ngày Thứ sáu đen tối. Nhưng chúng tôi có Boxing Day diễn ra vào 26/12, ngày mà mọi người đều dậy sớm để săn những món giảm giá. Ngày trước lễ Giáng sinh, tất cả đều vô cùng hồi hộp vì chẳng bao lâu nữa cuộc shopping nhộn nhịp sẽ diễn ra. Tuy nhiên, tại Úc thời điểm này vẫn là mùa hè nên bạn sẽ không có trải nghiệm về một mùa đông ấm áp như tại Mỹ. Những set quà kiểu như của Sephora tại đây khá phổ biến, tuy nhiên lựa chọn thì lại không có nhiều so với Mỹ, có thể là do dân số của chúng tôi khá ít ỏi. – Claire
5. Nhật Bản
Người Nhật cũng tổ chức lễ Giáng sinh, nhưng khác với ở phương Tây. Những món quà người Nhật tặng cho nhau dịp này thường khá đơn giản như chocolate, nữ trang hoặc hoa. Ở những thành phố lớn như Tokyo, người ta cũng trang trí chào đón Giáng sinh và bán những đồ liên quan tới ngày lễ này song tôi chưa bao giờ nghe thấy những cuộc shopping điên cuồng như tại Mỹ. Năm mới là dịp mua sắm lớn nhất tại Nhật song người Nhật lại thường quây quần ở nhà và lì xì nhau thay vì tràn ra ngoài mua sắm. – Pat
6. Đức
Người Đức tổ chức lễ Giáng sinh cực linh đình với những hội chợ ngoài trời kéo dài thông đêm. Tại đó, họ sẽ bán những món quà xinh xắn và đồ ăn ngon. Buổi tối là thời điểm tham quan thích hợp nhất bởi khi ấy tất cả đèn đã được thắp lên, người ta nướng hạt dẻ và đốt lửa giống như trong các bài hát. Đây thực sự là cảnh tượng Giáng sinh tuyệt vời nhất tôi từng trải nghiệm. – Martine
7. Pháp
Tại Pháp, người ta dành tặng nhau nhiều món quà tự tay làm như những miếng vải lót đĩa trên bàn ăn, cái đánh dấu trang, túi hoa oải hương, những chiếc hộp xinh đẹp đầy lá mùa thu bên trong, móc chìa khóa hay là áo len tự đan… - Amy