DANH MỤC

Đỉnh điểm ngày 17/4 giá lợn hơi tại nhiều địa phương đạt 92.000 đồng/kg, có nghĩa tăng 15 nghìn/kg so với trước đó một tuần. Trái ngược lại với giá lợn, các loại gia cầm như gà, chim cút, các loại trứng đều rớt giá thảm hại, giảm tới 40% so với trước đó.

Thịt lợn tăng phi mã, gia cầm rẻ như cho và nỗi lo thiếu nguồn cung lặp lại - 2

Tuy nhiên, do tốc độ đàn gia cầm tăng trưởng quá nhanh, lại đúng thời điểm dịch Covid-19 bùng phát đã khiến giá gà, trứng đồng loạt rớt thê thảm, hàng trăm trang trại rơi vào cảnh khốn đốn.

Thịt lợn tăng phi mã, gia cầm rẻ như cho và nỗi lo thiếu nguồn cung lặp lại - 3

Tại Đồng Nai và một số tỉnh Đông Nam bộ, giá gà công nghiệp bán tại trại chỉ ở mức 8.000 - 8.500 đồng/kg. Trung bình một con gà 3 kg chỉ bán được 24.000 – 30.000 đồng. Theo lời những người chăn nuôi “giá gà chỉ 8.000 đồng/kg thì người nuôi gà đang thua lỗ đậm”.

Mức giá như trên được cho là thấp nhất từ trước tới nay. Nói về thực trạng này, ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam bộ, với mức giá này, người nuôi gà đang lỗ rất nặng bởi giá thành trung bình trước đó 23.000-24.000 đồng/kg. Như vậy, mỗi ký thịt gà, người nuôi lỗ khoảng 15.000 đồng/kg, mỗi con gà 3 kg thì người nuôi lỗ 45.000 đồng/con. Tính ra trại nào xuất bán mỗi lứa vài chục ngàn con lỗ hàng trăm đến hàng tỉ đồng.

Nguyên nhân giá gà công nghiệp rớt thê thảm, ông Ngọc cho biết là do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Lâu nay, gà công nghiệp chủ yếu được tiêu thụ tại các bếp ăn tập thể phục vụ công nhân, học sinh… Nhưng do dịch bệnh, từ sau tết, các tỉnh, TP vẫn chưa cho học sinh đi học trở lại. Nhiều công ty giảm thời gian làm việc, lao động do thiếu đơn hàng…

Khu vực phía Bắc, anh Lê Khánh Mạnh, Tổng Giám đốc trang trại nông nghiệp công nghệ cao tại Bắc Ninh cho hay, trang trại anh nuôi 3 vạn gà đẻ trứng. Với gần 10 năm theo nghề, nhưng chưa năm nào anh chứng kiến tình trạng thị trường thê thảm như giai đoạn hiện nay.

Thịt lợn tăng phi mã, gia cầm rẻ như cho và nỗi lo thiếu nguồn cung lặp lại - 4
Thịt lợn tăng phi mã, gia cầm rẻ như cho và nỗi lo thiếu nguồn cung lặp lại - 5

Chia sẻ với báo chí, bà Đinh Thị Xuân, Giám đốc Công ty Gà giống tại Nam Định, rầu rĩ cho biết tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đang rất bi đát. Do ảnh hưởng dịch Covid-19, công ty không bán được con giống nên quy mô đàn đã giảm đi một nửa, hiện chỉ còn khoảng 7.000 con vịt, 8.000 con gà.

"Người dân lo ngại dịch COVID-19 không nuôi, chúng tôi phải bán trứng, hủy trứng hoặc giảm đàn. Hủy trứng là không để trứng đó ấp ra con giống nữa vì không có chi phí để ấp, nuôi vì không có đầu ra" - bà Xuân nói.

Cũng theo đại diện DN này, tình trạng ế ẩm kéo dài từ ra tết đến nay, giá bán gà, vịt đều dưới giá thành sản xuất nên không đảm bảo doanh thu. Hiện Công ty đang có hơn 40 công nhân, bà Xuân lo lắng có khi chỉ chi trả được khoảng 80% lương cho công nhân trong tháng 4 này.

Thịt lợn tăng phi mã, gia cầm rẻ như cho và nỗi lo thiếu nguồn cung lặp lại - 6

Còn với một trang trại tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội), do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên việc tiêu thụ sản phẩm gia cầm của người dân cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Hiện trên địa bàn huyện có khoảng 700.000 trứng vịt, gà chưa thể tiêu thụ được. DN, người dân tại đây đang khóc dở, mếu dở. Một số đơn vị như Huyện đoàn Ứng Hòa đã đứng ra vận động, hỗ trợ người dân tiêu thụ, giải cứu trứng gà.

Theo TS Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA), hiện nhiều DN hội viên của VIPA đang điêu đứng, lỗ nặng khi các đàn gà loại thải với hàng triệu con đang không bán được. Cứ đà này, khi tình hình dịch bệnh không kiểm soát được, kéo dài sang quý II thì sẽ có nhiều DN chăn nuôi đối diện bờ vực phá sản.

Thịt lợn tăng phi mã, gia cầm rẻ như cho và nỗi lo thiếu nguồn cung lặp lại - 7
Thịt lợn tăng phi mã, gia cầm rẻ như cho và nỗi lo thiếu nguồn cung lặp lại - 8

Theo nhận định của anh Mạnh, “nếu cứ với đà này nhiều hộ nông dân không chịu nổi sẽ phải phá đàn. Như vậy, chắc chắn 2 - 3 tháng tới giá gia cầm và trứng sẽ lại tăng lên do thiếu nguồn cung”.

Song, cũng theo anh Mạnh, trứng gà là nguồn thực phẩm thiết yếu của mỗi gia đình, đặc biệt là các gia đình trẻ. Nên, dù lỗ doanh nghiệp vẫn chấp nhận bù lỗ, thay vào đó sẽ siết chặt chi phí sản xuất đồng thời dùng kinh phí của lĩnh vực khác tạm ứng cho chăn nuôi trong thời điểm này.

Thịt lợn tăng phi mã, gia cầm rẻ như cho và nỗi lo thiếu nguồn cung lặp lại - 9

TS Nguyễn Thanh Sơn cũng nói thêm, giai đoạn người chăn nuôi gia cầm đang lỗ nặng. Nguyên nhân là từ cuối năm 2019, nguồn cung về gia cầm tăng rất nhanh để bù đắp thiếu hụt nguồn cung thịt heo. Thịt, trứng gia cầm tăng hơn 20%. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ lại bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 nên các nhà hàng, nhà máy, công xưởng tập thể... tạm ngừng hoạt động khiến sức tiêu thụ giảm rất nhiều.

Đáng lưu ý, trong khi đầu ra gặp khó khăn thì các nguyên liệu đầu vào giá lại bị đẩy cao chót vót, như thức ăn, thuốc thú y. Theo số liệu của các DN báo cáo lại thì các nhà máy thức ăn hiện nay chỉ đủ nguyên liệu trong hai, ba tháng tới. Nguyên nhân, do nhập khẩu nguyên liệu thức ăn khó khăn. Thuốc thú y, nhất là vaccine phải nhập khẩu cũng khó khăn. Chỉ có một số DN thuốc thú y nhập khẩu lớn có dự trữ thì có thể cầm cự trong hai, ba tháng.

Thịt lợn tăng phi mã, gia cầm rẻ như cho và nỗi lo thiếu nguồn cung lặp lại - 10

"Nếu tình hình này không cải thiện thì việc cung cấp, nhập khẩu một số loại vaccine sẽ khó khăn. Do nguyên liệu đầu vào khó khăn nên hiện giá thức ăn, thuốc thú y, vaccine đang rất cao. Đầu ra thì giảm, đầu vào nguyên liệu lại tăng 15%-20% nên càng làm cho ngành chăn nuôi gia cầm khó khăn hơn" – ông Sơn nói.

Trước những khó khăn mà doanh nghiệp chăn nuôi như anh Mạnh và hàng trăm trang trại tại nhiều địa phương khác đang phải đối diện, anh Mạnh cho rằng các cơ quan chức năng cần có chính sách quy hoạch đối với doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi, đảm bảo điều tiết giá nguyên liệu đầu vào. Đặc biệt, Nhà nước cần có những hỗ trợ kịp thời về vốn vay, bao tiêu sản phẩm, tuyên truyền khuyến cáo kịp thời giúp người chăn nuôi có định hướng và kế hoạch đúng đắn trong từng thời điểm.

“Hiện nay, trên cả nước có nhiều doanh nghiệp chăn nuôi bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Để thị trường đảm bảo ổn định và minh bạch, rất cần có những chính sách công bằng, chế tài đủ mạnh để có thị trường bình ổn và không có tình trạng cá lớn nuốt cá bé” – anh Mạnh nói thêm.

 

Ảnh & Bài viết: Quỳnh Chi

Thực hiện: Nãm Trung Nguyên

Thứ Ba, ngày 21/04/2020 05:00 AM (GMT+7)

Nguồn: [Link nguồn]

Theo Trung Nam - Quỳnh Chi ([Tên nguồn])