Trận đấu nổi bật

hubert-vs-jack
Mutua Madrid Open
Hubert Hurkacz
2
Jack Draper
0
alexander-vs-carlos
Mutua Madrid Open
Alexander Shevchenko
0
Carlos Alcaraz
2
mariano-vs-holger
Mutua Madrid Open
Mariano Navone
1
Holger Rune
2
borna-vs-alexander
Mutua Madrid Open
Borna Coric
0
Alexander Zverev
2

5 cuộc chia ly đẫm lệ tennis nam 2012

Họ đều là những người đàn ông, nhưng ai cũng rớt lệ khi nói lời chia tay sự nghiệp tennis.

5. Arnaud Clement (19/12/1977)

Thi đấu chuyên nghiệp: 1996

Thứ hạng cao nhất: thứ 10 đơn nam năm 2001, thứ 8 đôi nam 2008

Danh hiệu: 4 đơn nam, 12 đôi nam

Quần vợt Pháp luôn sản sinh những tay vợt xuất sắc dù kể từ khi BXH ATP ra đời vào năm 1973 chưa có tay vợt nào của đất nước hình lục lăng giữ vị trí số 1 thế giới và Arnaud Clement là một trong những tay vợt đặc biệt trong thế hệ 7X. Nhắc tới Clement là tất cả sẽ nhớ tới những kỷ lục của các trận đấu dài nhất trong lịch sử làng banh nỉ, như trận đấu với người đồng hương Fabrice Santoro tại Roland Garros 2004. Santoro vượt qua Clement trong 6 giờ 33 phút sau 5 set với các tỷ số 6-4, 6-3, 6-7, 3-6, 16-14, đây là trận đấu dài nhất trong kỷ nguyên Mở cho tới khi trận đấu vô tiền khoáng hậu của John Isner và Nicolas Mahut tại Wimbledon 2011 (11 giờ 5 phút) phá vỡ. Đến Wimbledon 2008, Clement cùng với tay vợt người Đức Rainer Schuttler cũng tạo nên trận đấu dài thứ 3 trong lịch sử Wimbledon trong vòng 5 giờ 12 phút. Trong lần đầu tiên đi tới tứ kết Wimbledon, Clement đã không thể vượt qua Schuttler và chịu thất bại 3-6, 7-5, 6-7 (6-8), 7-6 (9-7), 6-8.

5 cuộc chia ly đẫm lệ tennis nam 2012 - 1

Arnaud Clement được nhớ tới với những trận đấu dài kỷ lục

Arnaud Clement luôn bước ra sân thi đấu với một cặp kính chống nắng đặc biệt, bởi vì căn bệnh về mắt từng khiến tay vợt sinh ra ở Aix-en-Provence suýt bị mù từ khi còn nhỏ và sẽ đi theo Clement suốt cuộc đời. Đó là lý do vì sao chưa bao giờ Clement bỏ kính khi thi đấu để bảo vệ đôi mắt không còn thị lực tốt như người bình thường. Dẫu vậy Arnaud Clement cũng có thể tự hào với 16 năm thi đấu chuyên nghiệp của mình, lọt vào tứ kết của 3 giải Grand Slam Australian Open 2001, Wimbledon 2008, US Open 2000 và chỉ có một điều đáng tiếc là chỉ đi tới vòng 4 Roland Garros 2003, Grand Slam trên sân nhà nước Pháp. Đỉnh cao sự nghiệp của Clement là khi tay vợt người Pháp đi tới trận chung kết Australian Open 2001 nhưng lại thất bại trước huyền thoại Andre Agassi sau 3 set (4–6, 2–6, 2–6).

Trận đấu đánh nhớ nhất của Clement chính là trận chung kết đôi nam Wimbledon 2007 khi cùng với người bạn Michael Llodra đánh bại anh em nhà Bryan sau 4 set 6–7(5-7), 6–3, 6–4, 6–4 và có danh hiệu Grand Slam đôi nam duy nhất trong sự nghiệp. Trận đấu cuối cùng của Clement diễn ra ở vòng loại Wimbledon 2012 sau khi để thua trước tay vợt đồng hương Kenny De Schepper 7-6(10-8), 6-7(5-7), 3-6.

4. Fernando Gonzalez (29/07/1980)

Thi đấu chuyên nghiệp: 1999

Thứ hạng cao nhất: thứ 5 đơn nam năm 2007, thứ 25 đôi nam 2005

Danh hiệu: 11 đơn nam, 3 đôi nam

Tay vợt người Chile được biết tới như một trong những người có cú forehand uy lực nhất trong làng banh nỉ với biệt danh “Bàn tay đá” (Stone hand). Sự nghiệp của Gonzalez đã có thể tiến xa hơn nữa nếu không phải trải qua nhiều quãng thời gian chấn thương kéo dài. Mùa giải thành công nhất của Gonzo diễn ra vào năm 2007 khi lần đầu tiên đi tới trận chung kết Grand Slam tại Australian Open nhưng không thể tạo nên bất ngờ khi để thua Roger Federer sau 3 set 6–7 (2-7), 4–6, 4–6. Gonzalez cũng là tay vợt chơi toàn diện trên mọi mặt sân khi từng đi tới bán kết Roland Garros 2009, tứ kết Wimbledon 2005 và US Open 2002 và 2009.

5 cuộc chia ly đẫm lệ tennis nam 2012 - 2

Gonzalez với cú forehand uy lực hàng đầu làng banh nỉ

Dấu ấn của Gonzo đặc biệt diễn ra ở các kỳ Thế vận hội mùa Hè. Tay vợt sinh năm 1980 là một trong số 4 tay vợt trong lịch sử có đủ bộ sưu tập HCV, HCB, HCĐ tại Olympic khi giành HCV đôi nam Olympic 2004 cùng người đồng hương Nicolas Massu, một trong 3 danh hiệu đôi trong sự nghiệp, HCB đơn nam Olympic 2008 (thua Nadal trong trận chung kết 3–6, 6–7(2–7), 3–6 và giành HCĐ đơn nam Olympic 2004 (thắng tay vợt người Mỹ, Taylor Dent trong trận đấu kịch tính 6–4, 2–6, 16–14). Danh hiệu cuối cùng của Gonzalez diễn ra ở quê hương Chile tại giải Vina del Mar sau chiến thắng 6–1, 6–3 trước tay vợt người Argentina Jose Acasuso vào năm 2009. Gonzo kết thúc sự nghiệp sau thất bại ở vòng 1 Miami Masters 2012 trước tay vợt người Pháp Nicolas Mahut 5-7, 6-4, 6-7(3).

3. Ivan Ljubicic (19/03/1979)

Thi đấu chuyên nghiệp: 1998

Thứ hạng cao nhất: thứ 3 đơn nam năm 2006, thứ 70 đôi nam 2006

Danh hiệu: 10 đơn nam

Sự nghiệp của Ljubicic thật ngạc nhiên lại thăng hoa ở tuổi 31, khi tay vợt người Croatia giành danh hiệu Masters 1000 duy nhất tại Indian Wells vào năm 2010. Đó cũng là chức vô địch cuối cùng trong sự nghiệp của Ljubicic trước khi giải nghệ tại Monte-Carlo Masters 2012 sau trận thua trước tay vợt đồng hương Ivan Dodig 6–0, 6–3 ngay ở vòng 1. Tại Indin Wells Masters hai năm trước, Ljubicic đã lần lượt đánh bại những tay vợt hàng đầu thế giới như Novak Djokovic ở vòng 4 (7-5, 6-3), Rafael Nadal ở bán kết 3-6, 6-4, 7-6 (7-1) và Andy Roddick trong trận chung kết 7-6 (7-3), 7-6 (7-5). Ljubicic trở thành tay vợt đầu tiên ở tuổi 31 vô địch một giải Masters 1000, trước khi Federer lặp lại thành tích này tại Cincinnati Masters 2012.

5 cuộc chia ly đẫm lệ tennis nam 2012 - 3

Ljubicic góp công lớn đưa Croatia tới chức vô địch Davis Cup

Nếu nói về khoảnh khắc vĩ đại nhất trong sự nghiệp Ivan Ljubicic thì chắc chắn là tại Davis Cup 2005 khi một mình Ljubicic thắng tổng cộng 7/8 trận đánh đơn từ vòng 1 cho tới chung kết và cùng người đồng hương Mario Ancic thắng cả 4 trận đánh đôi để giúp Croatia lần đầu tiên trong lịch sử đăng quang tại Davis Cup. Cùng với Ancic, Ljubicic còn giành tấm HCĐ đôi nam tại Olympic Athens 2004, cũng là mốc son khó quên của tay vợt luôn nổi bật với cái đầu trọc.

2. Juan Carlos Ferrero (12/02/1980)

Thi đấu chuyên nghiệp: 1998

Thứ hạng cao nhất: 1 đơn nam năm 2003, thứ 198 đôi nam 2003

Danh hiệu: 16 đơn nam

Tay vợt người Tây Ban Nha đã kết thúc sự nghiệp thi đấu sau giải ATP 500 Valencia Open tại quê hương. Ferrero là một trong những tay vợt có tốc độ di chuyển nhanh nhất trong làng banh nỉ và có biệt danh là “Chú muỗi” (Mosquito). Thời điểm huy hoàng nhất trong sự nghiệp của Ferrero chính là khi đoạt chức vô địch Roland Garros 2003 và giữ vị trí số 1 thế giới trong vòng 8 tuần (từ 8/9 đến 2/11/2003). Đó cũng là Grand Slam duy nhất trong sự nghiệp của Ferrero dù cũng từng lọt vào cả trận chung kết Roland Garros 2002 (thua đồng hương Albert Costa 1–6, 0–6, 6–4, 3–6) và US Open 2003 (thua Andy Roddick 3–6, 6–7(2–7), 3–6).

5 cuộc chia ly đẫm lệ tennis nam 2012 - 4

Ferrero vô địch Roland Garros 2003 và trở thành số 1 thế giới

Cũng như nhiều tay vợt người Tây Ban Nha khác, Ferrero là một chuyên gia đất nện và cũng là tay vợt hàng đầu thế giới trên mặt sân này trước khi “vua đất nện” Rafael Nadal xuất hiện. Trong tổng cộng 16 danh hiệu đánh đơn trong sự nghiệp của Ferrero thì có tới 13 danh hiệu trên sân đất nện. Ferrero cũng là tay vợt chủ chốt giúp Tây Ban Nha lần đầu tiên vô địch Davis Cup vào năm 2000 trước khi biến cúp quần vợt đồng đội nam trở thành nơi thống trị của người Tây Ban Nha trong hơn một thập kỷ qua. Trận đấu chia tay làng banh nỉ của Ferrero là thất bại trước người đồng hương Nicolas Almagro 5-7, 3-6 tại vòng 1 giải Valencia Open 2012 và từ mùa giải 2013, Ferrero cũng trở thành HLV bán thời gian cho chính đàn em Almagro.

1. Andy Roddick (30/08/1982)

Thi đấu chuyên nghiệp: 2000

Thứ hạng cao nhất: thứ nhất đơn nam năm 2003, thứ 50 đôi nam 2010

Danh hiệu: 32 đơn nam, 4 đôi nam

Nếu có cuộc chia ly nào đáng tiếc nhất năm 2012 thì chắc chắn đó là Andy Roddick. Ở tuổi 30, việc Roddick tuyên bố giã từ sự nghiệp để lại sự tiếc nuối cho làng banh nỉ. Sau thời của Andre Agassi và Pete Sampras thì Roddick chính là cái tên nổi bật nhất của quần vợt Mỹ những năm qua, đặc biệt sau khi giành Grand Slam đầu tiên và cũng là duy nhất ở US Open 2003 (thắng Ferrero) rồi trở thành tay vợt số 1 thế giới trong vòng 13 tuần (từ 3/11/2003 đến 1/2/2004). Nhưng có lẽ đây không phải là thời của Roddick, dù A-Rod là tay vợt sở hữu cú giao bóng được đánh giá là hay nhất mọi thời đại. Giữa kỷ nguyên của những tay vợt xuất chúng như Roger Federer, Rafael Nadal và sau đó đến Novak Djokovic, Andy Murray thì Roddick cũng chỉ trụ vững trong tốp 10 tay vợt hàng đầu trong 8 năm, trước khi sa sút phong độ vì chấn thương và cả động lực thi đấu.

5 cuộc chia ly đẫm lệ tennis nam 2012 - 5

Sự chia tay của Roddick khiến nhiều người tiếc nuối

Sau US Open 2003, Roddick còn đi tới 4 trận chung kết Grand Slam, 3 lần ở Wimbledon 2004, 2005, 2009 và 1 lần ở US Open 2006 nhưng đều thất bại trước Federer, tay vợt “khắc tinh” nhất trong sự nghiệp A-Rod. Sau thất bại trước tay vợt người Argentina Juan Martin del Potro tại vòng 4 US Open 2012 (7–6 (7–1), 6–7 (4–7), 2–6, 4–6), Roddick cũng nói lời giã từ sự nghiệp vinh quang, dù thực tế với khả năng của Roddick, tay vợt vừa vô địch giải Atlanta vào tháng 7/2012, có thể sẽ tiếp tục cống hiến cho làng banh nỉ ít nhất một mùa giải nữa.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phong Lan ([Tên nguồn])
Nhìn lại mùa giải tennis 2013 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN