Những “người rừng” chối bỏ văn minh (P2)

Tiếp tục câu chuyện ly kỳ về những con người ẩn dật trong rừng, chối bỏ văn minh

Những binh sỹ Nhật không tin đã hết Thế Chiến II

Năm 1944, quân đội Nhật gửi Hirroo Onoda và vài đơn vị khác đến hòn đảo thưa người Lubang của Philippine  để tiến hành chiến tranh du kích. Mặc dù thế chiến II kết thúc không lâu sau đó, Onoda và các đồng đội không được ai cho biết chính thức. Vì vậy, họ vẫn ở lại và chiến đấu với dân địa phương trong vòng 30 năm.

Onoda tiếp tục sống trong rừng hàng thập kỷ, bằng dừa và chuối. Năm 1945, chính phủ Nhật đã cố thông báo cho những người ẩn náu trong rừng già rằng chiến tranh đã hết, nhưng Onoda và các đồng đội tin rằng tờ báo và truyền đơn đều được quân Đồng minh thả xuống. Họ đọc từng từ của các tờ truyền đơn nhưng đều quyết định không đầu hàng cho tới khi sỹ quan chỉ huy ra lệnh. Sau đó, người ta vẫn tìm kiếm nhưng không thấy nhóm binh sỹ đâu.

Qua nhiều năm, tất cả những binh sỹ đã chết trừ một người quyết định đầu hàng và đi ra khỏi nơi ẩn náu. Onoda sống một mình trong vòng 20 năm sau đó, trở thành huyền thoại với người dân Nhật và Philippine. Họ đều tin rằng ông đã chết. năm 1974, một lữ khách tìm thấy Onoda và cố thuyết phục ông rằng chiến tranh đã thực sự chấm dứt, nhưng Onoda bướng bỉnh không tin.

Người lữ khách kia là Norio Suzuki, rời hòn đảo và sắp xếp một cuộc gặp giữa Onoda và vị sỹ quan chỉ huy giờ đã về hưu. Khi Onoda được biết sự thật, ông đã quá sốc để tin nó. Ông đã được chào đón là một vị anh hùng ở Nhật. Và ông cũng xin lỗi dân Philippine vì ông đã giết nhiều người khi sống ở đây. Khi trở lại xác hội, Onado quyết định sống cuộc đời biệt lập và đơn giản. Ông rời đến Brazil và mở một trang trại súc vật. Ông chỉ trở lại khu rừng cũ một lần vào năm 1996.

Những “người rừng” chối bỏ văn minh (P2) - 1

Ngày trở về Nhật của Onoda

Người cuối cùng của bộ lạc sống một mình ở rừng mưa Brazil

Khoảng 20 năm trước, các nhà chức trách Brazil đã tìm thấy một thổ dân, có vẻ như là của một bộ lạc biệt lập, sống một mình ở rừng mưa. Chính quyền không biết phải làm gì với ông. Họ đã cố lại gần nhưng bị người đàn ông bắn mũi tên vào ngực một lính cứu hộ.

Trước đó, chính quyền cũng cố gắng đưa các bộ lạc tiếp cận văn minh nhưng đều thất bại. Những người sống biệt lập ở rừng mưa Brazil dần chết sau khi hòa nhập vào xã hội.

Cùng với việc chặt phá rừng và công nghiệp hóa đang xâm lấn rừng của người rừng Brazil, các nhà chức trách của chính quyền đã ra sắc lệnh phải cách xa người rừng này 30 dặm. Người rừng Brazil hiện giữa 40 tuổi vẫn sống một mình cô độc đến nay.

Những “người rừng” chối bỏ văn minh (P2) - 2

Người rừng cuối cùng ở rừng mưa Brazil

Người hạnh phúc sống đơn độc trong một Cabin ở Alaska

Sau khi phục vụ trong hải quân Mỹ như một thợ máy cơ khí, Richard Proenneke, người Mỹ, đã chọn lối sống giai đoạn về hưu độc đáo. Ông xây một cabin trên những ngọn núi Alaska ở nơi gọi là Twin Lakes (Hồ Đôi). Ông sống một mình, cách xa đất liền trong 30 năm nay.

Proenneke thường xuống các bang thấp hơn để thăm gia đình vài lần một năm, nhưng phần lớn thời gian ông sống đơn độc ở trong vùng Alaska hoang vu. Ông săn bắn, bắt cá, nghiên cứu địa hình bằng con mắt của một nhà khoa học thạo nghề.

Proenneke giữ một cuốn phim ghi lại đời sống biệt lập của ông. Sau đó, cuốn phi đã được biên tập và làm thành một series phim tài liệu có tên Alone in the Wilderness (Một Mình Nơi Hoang Vu). Những lời văn của ông cũng được chuyển thể thành sách. Trong đó có nhiều tài liệu có giá trị về địa chất học và thiên nhiên.

Những “người rừng” chối bỏ văn minh (P2) - 3

Richard Proenneke và nơi sống tại Alaska

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lão Dị ([Tên nguồn])
Chuyện lạ Thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN