Điện ảnh Trung Quốc thập kỉ bùng nổ (phần 2)

Sau khi phim Hero "phát nổ" và dẫn đường cho cả một loạt phim giải trí tiếp theo, kéo theo một loạt các nhà làm phim Hồng Kong sang Đại Lục làm phim giải trí kiểu kiếm hiệp và công nghệ. Rồi ngày tàn của các nhà làm phim bom tấn Hồng Kong trên đất Đại lục cũng đến.

3. Ngày tàn của phim Hồng Kong

Sau bộ phim Red Cliff (Đại Chiến Xích Bích) của Ngô Vũ Sâm, các đạo diễn Hồng Kong đã lên đến đỉnh thành công ở đại lục. Thực ra, còn một phim được làm bởi các đạo diễn Hồng Kong duy nhất thành công sau Red Cliff là Detective Dee and the Mystery of the Phantom Flame (Địch Nhân Kiệt) của Từ Khắc. Loạt phim siêu phẩm 3D Transformers (Người Biến Hình) của Hollywood đã thay đổi hoàn toàn nhãn quan của khán giả Trung Quốc về phim nội địa. Và những phim kiểu Anh Hùng không còn được xem là đột phá nữa.

Điện ảnh Trung Quốc thập kỉ bùng nổ (phần 2) - 1

Xích Bích 2008

Phim Hồng Kong không chỉ thất bại ở Lục địa mà cũng thất bại ở chính Hồng Kong. Thực chất, sự thất bại trước đó của những bộ phim kinh phí lớn ở Hồng Kong là một trong những lý do khiến các đạo diễn Hồng Kong tìm đến Đại lục. Khán giả Hồng Kong giờ đây thích xem những phim Hollywood được chau chuốt chuyên nghiệp, những bộ truyền hình Mỹ và những bộ phim kinh phí thấp trong nước.

Bộ phim nội địa thuộc thể loại hài lãng mạn Love In a Puff (Khói Thuốc Tình Yêu) đã thành công trên cả mong đợi ở Hồng Kong. Thậm chí bộ phim kinh phí thấp hạng 3 Vulgaria (Hài Kịch Dung Tục) cũng lập kỉ lục doanh thu phòng vé. Hồng Kong và những bộ phim đồng sản xuất với Trung Quốc như Flying Swords of Dragon Gate (Long Môn Phi Giáp), The Lost Bladesman (Quan Vân Trường) và Shaolin (Tân Thiếu Lâm Tự) chỉ trở thành những quả bom “xịt” ở Hồng Kong.

Ở Trung Quốc, phim đồng sản xuất với Hồng Kong đạt doanh thu cao hơn nhiều nhưng đánh giá của giới phê bình thường không thống nhất. Do vậy, một số đạo diễn đã thử tay nghề với những thể loại mới như khoa học viễn tưởng hoặc giật gân huyền bí, nhưng những phim này hoàn toàn bị át ở cái bóng của những phim Hollywood cùng đề tài.

Điện ảnh Trung Quốc thập kỉ bùng nổ (phần 2) - 2

Love In The Puff 2009

4. Thế hệ thứ sáu trỗi dậy

Khi các đạo diễn Hồng Kong trở lại thị trường điện ảnh Hương Cảng để sản xuất những phim nhỏ hơn, rất nhiều nhà làm phim Đại lục cũng làm tương tự. Họ quay trở lại với phong cách làm phim của các nhà làm phim thế hệ thứ sáu. Những nhà làm phim thế hệ sáu – những đạo diễn trẻ hơn thế hệ thứ năm và cũng vang danh ở tầm quốc tế, đã “thăng tiến” ngoạn mục sau giai đoạn làm phim độc lập.

Những nhà làm phim thế hệ sáu nổi lên từ khoảng đầu những năm 1990. Phong cách làm phim nghiệp dư, rẻ tiền, cách quay phim giả tài liệu, chủ đề mang tính cá nhân và sự ưa chuộng diễn viên nghiệp dư đã khiến các nhà làm phim thế hệ thứ sáu trở thành một trong những đề tài nghiên cứu phong phú nhất của nhiều bài nghiên cứu hàn lâm Trung Hoa. Những đạo diễn thế hệ thứ sáu chưa bao giờ làm phim thành công về mặt thương mại. Nhưng khi Trung Quốc chào đón tài năng mới, những đạo diễn “ngầm” này đã có cơ hội để tỏa sáng.

Được đạo diễn bởi Ninh Hạo, bộ phim Crazy Racer (Tay Đua Cuồng Tính) 2009 giành doanh thu cao nhất phòng vé Trung Quốc năm 2009 với hơn 100 triệu Nhân dân tệ. Cùng năm đó, bộ phim City of Life and Death (Nam Kinh, Nam Kinh) của đạo diễn Lục Xuyên cũng càn quét phòng vé Trung Hoa với 170 triệu Nhân dân tệ. Khoảng thời gian này, Vương Tiểu Soái cũng ra mắt một phim bom tấn đỉnh cao và thu bộn tiền, In Love We Trust (Tình Yêu Thần Thánh).

Điện ảnh Trung Quốc thập kỉ bùng nổ (phần 2) - 3

Crazy Racer (2009)

Những phim tâm lý được làm bởi những nhà làm phim thế hệ thứ sáu khác như White Deer Plain (Bạch Lộc Nguyên), Guns N’Roses (Đại Kiếp Án), Eternal Moment (Tương Ái), và The Chef, The Actor, the Scroundrel (Đầu Bếp, Diễn viên, Tên Vô Lại) đều thắng thế ở phòng vé với ngưỡng trên 100 triệu Nhân dân tệ.

là phim thành công nhất với 270 triệu Nhân dân tệ doanh thu phòng vé cho sau khi hết vòng đời công chiếu ngoài rạp.

Có ba lý do các nhà làm phim thế hệ thứ sáu đột nhiên thành công về mặt thương mại, Một, họ không làm thể loại cổ trang hành động. Hai, họ sẵn sàng tư duy phá cách và theo đuổi đến cùng sở trường của mình hơn là rập khuôn tiền bối. Ba, phim của họ có ngân sách sản xuất rất thấp và do đó, lợi nhuận thu về rất dày.

Điện ảnh Trung Quốc thập kỉ bùng nổ (phần 2) - 4

The Chef, the Actor, the Scroundrel (2013)

5. Những đạo diễn "đang lên"

Trong hai năm trở lại đây, một nhóm đạo diễn mới đang hình thành trong lòng điện ảnh Trung Quốc, được gọi là những đạo diễn “đang lên” (newcoming). Họ cũng tạo được những dấu ấn nhất định với doanh thu phòng vé khủng. Truyền thông gọi các đạo diễn như Lý Ngọc (Li Yu), Từ Tịnh Lôi (Xu Jinglei), Từ Tranh (Xu Zheng), Tiết Hiểu Lộ (Xue Xiaolu), Triệu Vy (Vicki Zhao) thuộc nhóm đạo diễn mới nổi. Nhưng họ đã là những nghệ sĩ thành công với nhiều năm tích lũy kinh nghiệm trong nghề làm phim trước khi trở thành đạo diễn.

Từ Tịnh Lôi, Từ Doanh, Triệu Vy đã là những ngôi sao phim giải trí rất nổi tiếng trước khi họ chuyển sang làm đạo diễn phim. Lý Ngọc không phải là diễn viên, nhưng lại là một diễn viên kịch thành công và thậm chí đã đóng 7 phim độc lập trước khi làm phim đầu tay bom tấn triệu đô Double Xposure (Hai Lần Lộ Diện) năm 2012. Tiết Hiểu Lộ là một biên kịch điện ảnh sáng giá trước khi bắt đầu sự nghiệp đạo diễn và vang danh sau bộ phim hài lãng mạn đình đám

(Truy Tìm Người Hoàn Hảo), thu về tới 575 triệu Nhân dân tệ khắp các phòng vé.

Điện ảnh Trung Quốc thập kỉ bùng nổ (phần 2) - 5

Finding Mr. Right (2013)

Hiện tượng đạo diễn mới nổi cũng ảnh hưởng đến Hồng Kong và Đài Loan. Nữ diễn viên Charlie Yeung của Đài Loan hiện đang chuẩn bị cho phim đầu tay do chính cô làm đạo diễn, Christmas Rose (Hoa Hồng Giáng Sinh), hứa hẹn là một địch thủ phòng vé. Còn bộ phim hài ăn khách You Are the Apple of My Eye (Cô Gái Năm Xưa Chúng Ta Cùng Theo Đuổi) lại là một tác phẩm đầu tay do Giddens Ko làm đạo diễn.

Điện ảnh Trung Quốc thập kỉ bùng nổ (phần 2) - 6

You Are the Apple of My Eye (2011)

Nhiều người thắc mắc vì sao nhóm đạo diễn mới nổi này lại thành công lớn đến vậy? Họ khác các đạo diễn thế hệ thứ năm, thế hệ thứ sáu và những đạo diễn Hồng Kong ở điểm gì?

Giống như những nhà làm phim thế hệ thứ sáu trước đó, những đạo diễn mới nổi này cũng sẵn sàng mạo hiểm trong cuộc chơi. Họ đã đưa ra những phong cách mới trong phim. Hầu hết phim Trung Quốc hiện nay đều là những phim hiện đại, không phải những tác phẩm lịch sử sử thi. Ngoài ra, những đạo diễn mới nổi đều nhắm đến đối tượng khán giả là nữ giới. Những bom tấn nổ ở rạp gần đây như Finding Mr. Right, Love Is Not Blind và So Young đều là những bộ phim hài lãng mạn hấp dẫn khán giả nữ.

Những nhà làm phim này đều mang đến cách tiếp cận đầy tính dục với điện ảnh, nhưng với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội Trung Quốc hiện nay, thử sức với điều mới mẻ không phải là ý tưởng tồi.

Năm 2013 tiếp tục chứng kiến sự thành công của các đạo diễn đang lên với những thước phim về đô thị hiện đại, những ý tưởng theo mốt nhưng viễn cảnh điện ảnh Đại lục thế nào thì chưa thể đoán trước được.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nhất Thanh ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN