Nguyễn Trường Giang và công việc tại nhà máy tái chế nhựa Nhật Bản
Làm việc và sinh sống tại Nhật Bản được 3 năm, anh Nguyễn Trường Giang đã có những chia sẻ trân thực nhất về công việc tái chế sản phẩm nhựa – một công việc vô cùng đặc biệt, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và lòng yêu nghề của chính bản thân người công nhân.
Chia sẻ với chúng tôi anh Giang kể lại, công việc tại công ty tái chế nhựa mang nhiều tính chất đặc thù, không phải ai cũng có thể làm được, thậm chí đây còn là công việc khó và khá nguy hiểm. Anh nói: “Vì là công ty tái chế nhựa nên nguyên liệu chúng tôi nhập về là những đồ dùng, sản phẩm nhựa đã qua sử dụng, cũ hoặc hỏng, hoặc những sản phẩm lỗi. Công đoạn đầu tiên sau khi nhập sản phẩm về là phải phân loại, vệ sinh sạch trước khi có thể đưa vào tái chế. Cần phải có kỹ năng sử dụng một số dụng cụ như dao, máy mài, và cưa máy nên rất nguy hiểm. Khi nguyên liệu to và cồng kềnh, đội ngũ anh em công nhân phải cưa nhỏ ra trước khi cho vào máy nghiền. Trong quá trình nghiền, nguyên liệu có thể văng bắn ra ngoài. Có đôi khi nguyên liệu quá cồng kềnh cũng như quá cứng, nguyên liệu có thể bị kẹt trong máy, việc lấy ra cũng vất vả và nguy hiểm nếu không cẩn thận. Nếu vướng kim loại nhỏ như đinh, ốc vít hay là vướng sỏi đá khi đưa sản phẩm vào trong máy sẽ làm hỏng máy.”
Nguyên liệu sau khi phần loại, nghiền và sơ chế thì được chuyển sang công đoạn nấu. Tại đây, theo những công thức tỷ lệ pha trộn mà làm được đc ra các loại nguyên liệu nhựa khác nhau để xuất hàng cho các công ty nhựa khác đúc thành sản phẩm, một phần còn lại để sử dụng cho công đoạn sau. Ở giai đoạn này, đặc biệt chú về việc có thể bị bỏng, vì máy rất nóng nếu không được hướng dẫn cụ thể hay cẩn thận trong thao tác làm việc, người làm có thể sẽ bị băng tải cuốn cơ thể vào.
Công đoạn cuối cùng nguyên liệu nhựa sau khi nấu, sẽ đc chuyển sang để sản xuất ống nước. Anh Giang cho rằng, đây là công đoạn đòi hỏi nhiều kỹ năng nhất như kỹ năng sủ dụng các dụng cụ đo đạc, kỹ năng đánh giá chất lượng sản phẩm đầu ra. Bất kể một yếu tố nào đó như nguyên liệu, hay nhiệt độ, áp xuất, …đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng. Nếu sảy ra lỗi, sản phẩm kém chất lượng, ko phát hiện kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng và tổn thất lớn cho công ty. Anh Giang nhớ lại: “Đã có một lần tôi mắc sai lầm trong công đoạn này. Hậu quả là công ty đã phải chi trả số tiền lớn để bồi thường cho khách hàng bởi sản phẩm không đạt yêu cầu. Đó là bài học đắt giá dành cho tôi.”
Những ngày đi thu thập nguyên liệu dưới thời tiết khắc nghiệt tại đất nước Nhật Bản cũng là điều anh Giang luôn nhớ mãi. Anh Giang luôn hy vọng một ngày nào đó sẽ có thể đưa những máy móc hiện tại của đất nước công nghệ trở về Việt Nam, tự mình điều hành một nhà máy tái chế, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra. Anh cũng khẳng định, dù là công việc cận kề với nhiều rủi ro khi lao động, nhưng anh vẫn vô cùng yêu mến và dành mọi tâm huyết với nghề. Bởi đây là công việc giúp ích cho đời, cho con người. Và anh cảm thấy bản thân vô cùng may mắn vì đã có cơ hội đóng góp và cống hiến sức lực cho công việc cao cả đó.
Nguồn: [Link nguồn]