Nghệ nhân Lê Tuấn Tú và cái khó của người trồng lan

Lê Tuấn Tú là một nghệ nhân trồng lan nổi tiếng ở vùng đất Hòa Bình bởi khả năng chăm lan “mát tay” với kỹ thuật trồng lan và chăm sóc cây tuyệt đỉnh.

Nghệ nhân Lê Tuấn Tú và cái khó của người trồng lan - 1

Cái khó của người trồng lan

Anh Lê Tuấn Tú không phải là nông dân chính hiệu mà là một tay ngay. Thế nhưng, anh Tú lại vô cùng mát tay và có kỹ thuật chăm cây điêu luyện không thua kém gì so với các nông dân chuyên nghiệp.

Anh Lê Tuấn Tú có niềm đam mê lan mãnh liệt từ khi còn nhỏ

Anh Lê Tuấn Tú có niềm đam mê lan mãnh liệt từ khi còn nhỏ

Trong quá trình trồng lan, khó khăn lớn nhất là khi chưa có kinh nghiệm, trồng và chăm sóc nên cây lan rất dễ bị nhiễm bệnh. Đặc biệt vào mùa hè, khí hậu nóng, ẩm, nguồn bệnh phát triển mạnh. Ngoài ra là 1 cán bộ Tòa án nên giờ hành chính anh phải phục vụ cơ quan nên chỉ dành thời gian ngoài giờ hành chính như buổi tối, ngày nghỉ để chăm sóc vườn lan. Ngoài ra có thuê thêm một vài nhân công phụ giúp làm vườn.

Do vậy, anh Tú đầu tư nghiên cứu và học hỏi khắp nơi, tìm hiểu tài liệu qua mạng internet. trải nghiệm thực tế khi tìm đến các nhà vườn lớn nhỏ hay thường xuyên tham gia hội thảo chia sẻ về phương pháp nuôi trồng hoa lan thành công từ cách chuyên gia trong nước. Anh đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý giá và bắt đầu thực hiện với những giỏ lan đầu tiên của mình.

Những giỏ lan đều do chính tay anh lựa chọn giống cây và vun trồng, chăm sóc.

Những giỏ lan đều do chính tay anh lựa chọn giống cây và vun trồng, chăm sóc.

Nhớ lại những ngày đầu, anh Tú chia sẻ: “Cái khó của người trồng lan là dù nghiên cứu kỹ lưỡng, học đủ mọi nơi, từ rất nhiều thầy, nhưng nếu không thật sự yêu hoa lan, không đủ tỉ mỉ và kiên trì thì rất khó để có thể tiếp tục”.

Sau những thành công và kinh nghiệm đã có được, anh mở rộng quy mô trồng hoa. Hiện nay, vườn hoa của anh rộng 200m2 với rất nhiều loài hoa phong lan quý, được nhiều người ngưỡng mộ và mong muốn học hỏi.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa lan đạt chuẩn

Đối với một nghệ nhân trồng hoa lan chuyên nghiệp đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kiến thức để có thể chăm chút từng cây hoa trong vườn.

Bước 1: Xây dựng môi trường sống

Cây hoa lan, đặc biệt là các giống lan rừng có đặc tính ưa ẩm. Chúng thích sống ở những nơi có độ ẩm cao, rễ cây có khả năng hấp thụ nước và khoáng chất trong không khí.

Phong lan là loài hoa ưa môi trường ẩm và có đủ ánh sáng

Phong lan là loài hoa ưa môi trường ẩm và có đủ ánh sáng

Do vậy, dù không cần tưới nhiều nước nhưng được sống trong môi trường đủ ẩm, cây hoa lan sẽ phát triển khỏe mạnh. Đó cũng là lý do nhiều gia đình trồng lan trong phòng tắm, hay xây dựng hệ thống phun nước tự động tạo độ ẩm tự nhiên xung quanh cây.

Bước 2: Xử lý giá thể

Giá thể luôn phải xử lý sạch sẽ để nguồn lây bệnh không phát triển. Giỏ cây lan phải thiết kế lỗ thông thoáng giúp rễ cây lớn và phát triển khỏe mạnh.

Bước 3: Áp dụng kỹ thuật trồng đúng

Mỗi giống lan sẽ có cách vun trồng và chăm sóc khác nhau. Đối với một số loại cây hoa lan lộ rễ, cần khéo léo cắm cây sao cho khoảng cách giữa phần rễ với giá thể vừa đủ, không quá sâu để úng rễ cũng không quá nông khiến rể kém ăn.

Giá thể luôn phải được vệ sinh sạch sẽ tránh nhiễm sâu bệnh

Giá thể luôn phải được vệ sinh sạch sẽ tránh nhiễm sâu bệnh

Bước 4: Chăm bón

Người trồng nên tìm hiểu kỹ về các loại phân bón và nghiên cứu công thức phù hợp với giống cây của mình.

Trong khuôn khổ bài viết này, anh Tuân khuyên sử dụng phân bón theo định kỳ một tuần hoặc nửa tháng một lần, tránh lạm dụng khiến cây bị nóng dẫn đến cháy lá hoặc rễ cây.

Hy vọng với sự chia sẻ về cách trồng và chăm sóc cây phong lan của nghệ nhân Lê Tuấn Tú sẽ giúp những độc giả mê hoa có thể tự chăm sóc được những cây hoa cho riêng mình.

Nghệ nhân Lê Tuấn Tú và cái khó của người trồng lan - 6

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN