Lê Phạm: “Chủ động để khắc phục khó khăn của các doanh nghiệp trong thời buổi chuyển đổi số”
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, từ quá trình hội nhập và từ tác động bởi đại dịch Covid-19. Cuộc sống con người, thói quen tiêu dùng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã và đang thay đổi nhanh chóng theo hướng số hóa các hoạt động. Covid-19 đã gây ra những khó khăn, thách thức chưa từng có, buộc các doanh nghiệp phải nỗ lực thay đổi và thích ứng.
Bên cạnh đó, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là con đường tất yếu của các quốc gia nếu muốn phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, chuyển đổi số là giải pháp, là xu hướng tất yếu để các doanh nghiệp tồn tại, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tăng tốc và phát triển.Môi trường tự đào thải khi chúng ta không nỗ lực vươn lên, điều kiện cần thiết là sự cầu tiến của mỗi người cũng như của cả tập thể.
Theo Lê Phạm, một người đã có kinh nghiệm hơn 10 năm với việc tư vấn quản trị vận hành doanh nghiệp ở nhiều cấp độ, vấn đề lớn nhất cản trở sự phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam xoay quanh lý do: nhân sự thiếu sự cầu tiến và thái độ làm việc tích cực. Có những bạn, thực tế không dám đi tìm việc mới vì khi đọc mô tả công việc, việc nào cũng đòi hỏi tiếng Anh, kỹ năng mềm, những bước tiến nghề nghiệp… mọi thứ vượt xa khả năng, vì mỗi ngày bạn vào công ty làm việc đủ 8 tiếng, thụ động, không học hỏi, thậm chí không tự cho bản thân mình 1 cơ hội nào để học tập và thay đổi cách làm việc nhiệt huyết hơn.
Lê Phạm cũng chia sẻ “Mô hình tiêu chuẩn nghề nghiệp được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới ASK dựa trên 3 yếu tố là Attitude (Thái độ), Skill (Kỹ năng), Knowledge (Kiến thức).
Xét về “thái độ” nghe có vẻ vô thưởng vô phạt khó có thang điểm để chấm, khó có quy chuẩn rạch ròi để nói thế nào là tốt, là đủ, nhưng mình tâm niệm đây là điều kiện cần và quan trọng đầu tiên để giúp bản thân phát triển hai yếu tố S và K còn lại. Cuộc sống này nhiều thứ phải học lắm nhưng trước khi lao vào học và làm thì phải giữ cho mình một trái tim đủ nóng, cái đầu đủ lạnh, thái độ đủ cầu tiến, hào hứng xông pha, cần cù kiên nhẫn, thắng không kiêu bại không nản. Riêng chữ A này thì chỉ có tự rèn mình chứ không khoá học nào dạy cho bài bản như chữ S và K cả.
Anh Lê Phạm cùng các cộng sự
Mỗi khi cảm thấy mùi thất bại, mình sẽ tự nhìn lại về thái độ của bản thân trước những việc đã xảy ra; mình đã làm hết sức chưa, đã bình tĩnh thấu đáo chưa? Người có trình độ giỏi chưa chắc đã có sẵn thái độ tốt, nhưng mình tin người có thái độ tốt thì trình độ sẽ dần đi lên. Và cả trong cuộc sống mình cũng ghi nhớ để áp dụng quy tắc sống này. Có thể bản thân còn kém cỏi nhiều thứ, nhưng phải cố gắng để không bị đánh giá về thái độ tồi
Chìa khóa của thành công là sự chủ động
Chúng ta thường suy nghĩ: chỉ cần hoàn thành mọi thứ ở mức “hoàn thành nhiệm vụ” thế là đủ, nhưng làm như vậy thì bao giờ chúng ta có những bước tiến xa hơn?
Dù là ở công việc gì, chúng ta vẫn nên lựa chọn làm việc với các bạn Chủ Động. Các bạn ấy chủ động từ trong suy nghĩ cho đến hành động. Từ việc chủ động đưa ra các kiến nghị, thay đổi cách thức làm việc cho đến các phương án thực thi hiệu quả. Và chắc chắn, các báo cáo kết quả cuối cùng bao giờ cũng được các bạn ấy chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, đầy đủ mà không bao giờ phải nhắc hay yêu cầu. Riêng đối với những ý tưởng đổi mới, hãy tự tin. Con người không ai sinh ra đã hoàn hảo, những ý tưởng cũng vậy. Vì thế, một khi đã có ý tưởng trong đầu, hãy mạnh dạn nói ra và tiếp thu những góp ý từ người khác. Tuy nhiên, đừng chỉ đề xuất, ý tưởng sẽ chỉ là ý tưởng khi bạn quên mất tính khả thi. Hãy thực hiện những nghiên cứu, đánh giá phù hợp và quản trị rủi ro đầy đủ trước khi có một đề xuất mới.
Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần tập trung vào vào những thứ có thể kiểm soát được và giải giải quyết nó một cách hiệu quả bằng cách sử dụng mục tiêu SMART. Đây là phương pháp hiệu quả giúp bạn tiến nhanh hơn trên con đường chạm tay vào ước mơ và những mục tiêu đã đề ra. Tuân thủ theo SMART (cụ thể - specific, đo lường được - measure, có thể đạt được - attainable, thực tế - realistic, kịp thời – timely).
Có một phương châm sống mà Lê Phạm rất thích và muốn chia sẻ với mọi người là “hãy nhớ luôn chủ động trong tất cả mọi việc đừng chờ đợi mọi thứ tốt đẹp đến với bạn mà hãy tự tạo ra nó”. Đừng sợ khởi đầu, vì có khởi đầu thì mới có kết quả.
Nguồn: [Link nguồn]