Điểm chung của 4 phượt thủ Việt đình đám
Họ nổi tiếng bởi những chuyến xê dịch khắp nơi trên chiếc xe máy. Đặc biệt, cả 4 đều có điểm chung là muốn chia sẻ với bạn bè ngay khi vừa chinh phục được điểm đến.
Phượt thủ “Ta ba lô trên đất Á”
Nguyễn Hoàng Nguyên - nổi tiếng trong làng phượt dưới cái tên Roise Nguyễn là tác giả của cuốn sách “Ta ba lô trên đất Á”. Những chuyến đi ấy khiến cô luôn tự nhủ: “Tôi cũng sẽ cô đơn nếu không cố gắng giữ liên lạc với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp”. Bởi vậy, những lần ở những nơi thâm sơn cùng cốc không biết đâu là đâu, hay ngay biên giới địa đầu tổ quốc, cô không thể thiếu chiếc điện thoại bên mình để kết nối với người thân.
Roise Nguyen: Mỗi khi chinh phục được một địa điểm thú vị, phượt thủ “Ta ba lô trên đất Á” có thể lập tức chia sẻ hình ảnh độc đáo nhờ 3G ở khắp mọi nơi
Cô chia sẻ: “Vẫn trung thành với Viettel từ thời mua chiếc điện thoại đầu tiên vì giá rẻ, từ ngày đi phượt, 3G lại càng giúp tôi nhiều hơn.
Không lo mất sóng dù ở bất cứ nơi đâu, mạng 3G của Viettel giúp Nguyên dễ dàng kiểm tra email công việc và làm việc khi vẫn trên đường, cập nhật hình ảnh trên mạng xã hội cho bạn bè và độc giả theo dõi, hay gửi thông tin cho gia đình yên tâm.
“Với một phượt thủ muốn chính phục nhiều nơi ít người bước tới ở Việt Nam, smartphone dùng mạng Viettel là thứ không thể thiếu cho cuộc hành trình”, Roise Nguyễn chia sẻ.
Quỷ Cốc Tử: Muốn chia sẻ ảnh thoải mái cần Dcom 3G
Ngô Trần Hải An là một phóng viên ảnh, nhưng anh nổi tiếng trong giới phượt với biệt danh Quỷ Cốc Tử. “Quỷ” mô tả mình là một người “thích mở lối riêng, không quá theo chuẩn mực”.
Hải An chia sẻ: “Khi đến các khu vực biên giới xa xôi trập trùng gian nan, hay hải đảo vời vợi bốn bề sóng dữ, để rồi khi chinh phục thành công, là lòng sung sướng tự hào dân tộc dâng tràn trong mỗi trái tim.
Ở thời khắc đó tôi chỉ muốn ngay lập tức chia sẻ cảm xúc tột cùng này đến người thân bạn bè ở nhà nhưng đôi khi tiu ngỉu vì điện thoại mất sóng, hoặc không thể kết nối 3G”.
Với hơn 13 năm lăn lộn khắp các nẻo đường Việt Nam, “Quỷ” mô tả “điện thoại di động có tác dụng không kém gì hộp dụng cụ y tế”.
“Mạng Viettel là ưu tiên hàng đầu của kẻ mê thú lang thang khám phá như tôi. Đây là nhà mạng duy nhất phủ sóng dọc đường tuần tra biên giới, nên anh em thoải mái đi khám phá các cung đường khó. Chắc ăn hơn thì mọi người nên đem theo Dcom 3G để chia sẻ ảnh cho thoải mái”, Quỷ Cốc Tử chia sẻ kinh nghiệm.
Chuyện đăng “phây” của phượt thủ đi 7 nước bằng xe máy
Trần Đặng Đăng Khoa từng đi qua 7 nước Đông Nam Á bằng xe máy. Khi về phượt trên những cung đường hiểm trở ở Việt Nam, điều khiến anh vui nhất là có thể chia sẻ ngay lập tức những chiến tích chinh phục của mình trên Facebook dù ở đỉnh núi rất cao hay rừng rú xa xôi.
Nhờ có 3G “căng đét” ở khắp mọi nơi, chỉ cần vài giây, Khoa đã có thể chia sẻ khoảnh khắc tuyệt vời của mình lên Facebook với bạn bè
Chuyến đi đầu tiên của anh chính là chinh phục đỉnh Fansipan - nóc nhà Đông Dương. Cảm giác tuyệt vời ấy khiến anh lập tức gọi báo tin vui cho cha mẹ và những người bạn thân thiết. “Lúc đó chỉ những người dùng mạng Viettel như tôi là gọi được, số còn lại thì loay hoay trong tiếc nuối”, anh nhớ lại.
Những chuyến đi của anh cứ nối dài thêm, vượt ra khỏi biên giới Việt Nam. Nhưng điều phượt thủ này không bao giờ thay đổi đó là: “Mỗi khi đặt chân đến những vùng đất như vậy, tôi đều muốn chụp ảnh đăng Facebook để khoe với bạn bè, mọi người. Nhờ smartphone và mạng Viettel với sóng 3G căng đét khắp mọi nơi, chỉ sau vài giây là những tấm ảnh của tôi đã lên “phây” rồi”.
Phượt thủ đi 50 nước và vùng lãnh thổ
Nguyễn Hoàng Bảo sinh năm 1976, là một giảng viên đại học. Thế nhưng, anh lại nổi tiếng với tư cách là một phượt thủ từng đi hơn 50 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhưng anh thích khám phá Tây Bắc, một vùng đất với nhiều ưu đãi từ nhiên nhiên, văn hóa.
Khám phá vùng biên viễn Tây Bắc, Nguyễn Hoàng Bảo luôn muốn chia sẻ những khoảnh khắc đặc biệt cùng bạn bè
Nhớ lại chuyến đi đến khu vực “Tam giác vàng”, biên giới của 3 nước Thái Lan, Lào và Myanmar anh suýt phải trả giá đắt khi điện thoại mất sóng.
Vì thế, trong chuyến đi phượt Tây Bắc lần này ngoài những hành lý thông thường chiếc smartphone sim Viettel là điều không thể thiếu.
“Khám phá vùng biên viễn Tây Bắc với sóng di động ổn định, 3G mạnh sẽ làm tôi đỡ lo lắng hơn và dễ dàng chia sẻ những hình ảnh đẹp của chuyến đi qua các mạng xã hội. Tại các vùng xa xôi như biên giới, hải đảo, chỉ có mạng di động quân đội mới đảm bảo sóng điện thoại luôn căng đầy, 3G lúc nào cũng sẵn sàng”, anh chia sẻ.
Đón hoàng hôn ở thị trấn Cốc Bài trong một ngày thiên nhiên núi rừng thật lãng mạn. Khung cảnh ấy khiến bần thần khi gọi điện cho bạn gái nói rằng: “Anh sẽ ghi vào trong danh sách những điểm hoàng hôn rực rỡ nhất trên thế giới ngoài Lisbon ở Bồ Đào Nha, Santarino ở Hy Lạp hay đảo Phục Sinh huyền thoại đó chính là Cốc Bài của Hà Giang”.