Gen Z - thế hệ nối tiếp các thương hiệu không thể bỏ qua

Theo báo cáo mới nhất từ công ty nghiên cứu thị trường Epinion và công ty truyền thông OMD về thế hệ Z (13-21 tuổi), họ có thể là nhóm khách hàng ‘nhỏ nhưng có võ’, mà các thương hiệu chắc chắn sẽ không muốn bỏ qua. Những điểm nổi bật của nghiên cứu này đã được trình bày trong sự kiện mang tên GenZilla Việt Nam tại trụ sở Epinion (Tp.HCM) vào ngày 26 tháng 6 năm 2015.

Gen Z là nhóm đối tượng tiềm năng mới

Việt Nam có khoảng 14.4 triệu người trẻ trong độ tuổi Gen Z với thu nhập trung bình 2,440,000 đồng mỗi tháng. Nguồn thu nhập có được từ tiền tiêu vặt từ phụ huynh và các công việc làm thêm của giới trẻ Gen Zs. Hơn nữa phần lớn các Gen Zs 21 tuổi sẽ bắt đầu làm việc sau khi tốt nghiệp các bậc đại học/ cao đẳng.

Epinion cũng chỉ rõ thế hệ Gen Z có sức ảnh hưởng lên các quyết định mua sắm cho cả gia đình, từ các sản phẩm điện tử, chăm sóc cá nhân, ngành học đến  nhà cung cấp internet nào cho  gia đình sử dụng. Họ có sức ảnh hưởng này chủ yếu do khả năng tìm hiểu và xác minh thông tin một cách hiệu quả từ mạng internet.

Gen Z - thế hệ nối tiếp các thương hiệu không thể bỏ qua - 1

Không biết thế giới trước thời đại internet

Khác với các thế hệ trước, thế hệ Gen Z sinh ra sau khi internet được phát minh và ngành công nghệ số có những bước tiến vượt bậc. Gen Z cho biết họ thường xác minh nguồn gốc và độ tin cậy của thông tin được chia sẻ tràn lan trên mạng để không rơi vào các trò lừa đảo như những người tiền nhiệm thế hệ Y (sinh đầu thập niên 1980s – đầu 2000s).

Báo cáo cũng cho thấy rằng, không giống như các thế hệ trước thường thích ra ngoài, tụ tập ở những nơi công cộng, thế hệ Gen Z thích ở nhà và tận hưởng các hoạt động giải trí trực tuyến hơn. 79% cho biết hoạt động yêu thích của họ là đọc tin tức trên Facebook, một nửa Gen Z nói rằng họ thích tán gẫu với bạn bè qua các phần mềm nhắn tin hơn là gặp mặt trực tiếp.

Điện thoại di động gần như là cuộc sống của các Gen Z, hầu hết những hoạt động giải trí của Gen Z qua mạng internet đều thực hiện qua điện thoại di động. Các Gen Z được khảo sát có ít nhất một thiết bị di động để dùng cho các sở thích cá nhân: nghe nhạc, Facebook, xem Youtube, TV trực tuyến, v.v.

Ngôn ngữ yêu thích của Gen Z

Các thương hiệu khi muốn nhắm đến thế hệ Gen Z không những cần biết nên tìm họ ở đâu, mà còn phải có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ họ yêu thích; emojis hay còn gọi là các biểu tượng cảm xúc. Điển hình, Coca Cola đã sử dụng biểu tượng trong tên miền website và cho thấy kết quả tích cực, các thương hiệu khi nhắm đến đối tượng trẻ nên xem xét chiến thuật này.

Mọi người thường có quan niệm rập khuôn là nhóm trẻ tuổi này thường được nuông chiều, chỉ biết đến bản thân thì kết quả khảo sát lại cho thấy ngược lại. Họ rất tích cực ủng hộ các vấn đề xã hội, tiếp nối là giáo dục phổ thông, bình đẳng giới, bảo vệ động vật, v.v. Đối với Gen Z, sẽ rất ‘cool’ khi đứng lên bảo vệ cho một điều gì đó. Có nhiều khả năng, những người trẻ tuổi này sẽ ủng hộ các doanh nghiệp có mục đích làm việc cao cả và phục vụ cộng đồng.

Tuy nhiên, Epinion cũng nhắc nhở các nhà tiếp thị rằng thế hệ Gen Z đặc biệt chú ý đến nội dung hơn là kênh truyền tải. Chìa khóa để thành công là xuất hiện ở những nơi Gen Z thường dành thời gian để thưởng thức các nội dung giải trí, cho dù đó là trực tuyến hay ngoại tuyến.

Gen Z có thể không có 30 giây để bị gián đoạn, nhưng họ lại có tận 30 phút để nghe một câu chuyện hay.

Tải bài báo cáo của Epinion tại đây http://bit.ly/GenZilla

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN