Con đường trở thành ông chủ cửa hàng di động của chàng sinh viên Ngoại Thương

Vừa kết thúc năm 3 ĐH Ngoại thương HN, Vũ đã là một nhà tư vấn Marketing online, làm chủ 1 cửa hàng BlackBerry uy tín hàng đầu Hà Nội, kinh doanh thành công với áo phông và sản phẩm công nghệ mới.

Năm nhất ĐH lăn lộn đủ công việc làm thêm, năm 2 ĐH từng đi làm công ty với thu nhập gần 10tr/tháng, từng phá sản 1 lần với ý tưởng kinh doanh quán ăn nhanh cùng bạn bè. Nhưng không bỏ cuộc, cuối cùng cậu vẫn trở lại kinh doanh và thành công với niềm đam mê từ trước đó đó là công nghệ.

Con đường trở thành ông chủ cửa hàng di động của chàng sinh viên Ngoại Thương - 1

Thích Blackberry từ hồi còn học cấp 3, lần đầu tiên được sở hữu chiếc máy chỉ 500.000đ nhưng đã khiến cậu đam mê thật sự vì hệ điều hành thông minh và độc đáo. Từ việc muốn bán đi chiếc BlackBerry cũ để lên đời, bỗng nhiên lãi gần 200.000đ một khoản tiền kha khá thời điểm ấy, từ đó nảy ra ý định mua đi bán lại điện thoại. Sau một thời gian Vũ đã gây dựng được tên tuổi và trở nên có tiếng trên nhiều diễn đàn công nghệ. Vũ đã dùng tên Levu01 từ nick của diễn đàn để làm nên thương hiệu cho chính mình. Chia sẻ về việc tại sao lại kinh doanh BlackBerry mà không phải Iphone hay hãng khác, cậu chia sẻ: ‘BlackBerry là đam mê khi còn là học sinh và gắn liền đến bây giờ, về kiến thức về hệ điều hành này mình rất thông thạo nên việc kinh doanh mặt hàng này là lợi thế, việc kinh doanh các dòng máy khác thì mình vẫn đang có kế hoạch lấn sân sang thị trường nhiều khách hàng hơn như iphone và các hãng chạy Android, nhưng đó vẫn là một con đường dài’’

‘’Sinh viên kinh tế kinh doanh là chuyện bình thường, nhưng kinh doanh về điện thoại có nhiều điểm khác đó là ngoài kiến thức kinh tế thì cần có kiến thức về kỹ thuật bởi  là một ông chủ bán điện thoại thì cũng phải biết thay thế linh kiện máy, biết về phần mềm để làm cho khách’’ Vũ nói khi được hỏi về công việc của mình.  

Con đường trở thành ông chủ cửa hàng di động của chàng sinh viên Ngoại Thương - 2

Khởi nghiệp với số vốn là âm hoàn toàn sau khi rời công ty và phá sản với kế hoạch kinh doanh đầu tiên. Vũ quyết định liều lĩnh dựa vào các mối quan hệ trước đó và xin nợ được 1 lô hàng trị giá hơn 50 triệu với cam kết trả hết trong 10 ngày, bằng uy tín trước đây đã có và kỹ năng marketing học được trong quá trình đi làm cậu đã bán hết lô hàng sớm hơn dự kiến rồi thực hiện đúng cam kết, sau đó dành dụm ra được 1 số vốn để trả nợ và tái đầu tư cho lô hàng tiếp theo. 

Thời điểm ban đầu cậu ở Ký túc xá nên chỉ bán điện thoại tại chỗ ở. Dù vẫn còn phải lên lớp nhưng số lượng máy bán lẻ ra có thời điểm  lên tới con số gần 200 máy trên tháng một con số khá đáng nể so với các cửa hàng lớn. 

Con đường trở thành ông chủ cửa hàng di động của chàng sinh viên Ngoại Thương - 3

Bài báo cáo thực tập đạt điểm A là bài báo cáo về cửa hàng của Vũ

Vẫn còn 2 lĩnh vực nữa của cậu đó là kinh doanh đồ công nghệ, các sản phẩm thông minh và áo phông. Riêng về áo phông điểm khác biệt so với các thương hiệu đó là cậu kết hợp với một người anh là một người đam mê xe Phân khối lớn và có một bộ sưu tập xe  đáng nể, từ những chiếc xe ấy để hình thành ý tưởng và tạo nên các mẫu áo dành riêng cho tập khách hàng đặc biệt này.

Doanh số bán lẻ của cậu cũng trung bình vào khoảng 300 chiếc trên tháng thông qua kênh Marketing online. Áo do cậu thiết kế được khá nhiều Biker yêu thích và đã trở thành 1 cái tên quen thuộc đối với nhiều người, có nhiều mẫu áo được cả những thành viên từ nước ngoài đặt mua làm bộ sưu tập.

Con đường trở thành ông chủ cửa hàng di động của chàng sinh viên Ngoại Thương - 4

Một mẫu áo trong bộ sưu tập

Ngoài kinh doanh, Vũ hiện tại đang là một nhà tư vấn về Marketing online cho các cửa hàng nhỏ kinh doanh trên mạng. Từ những bài chia sẻ gây tiếng vang với hàng ngàn like và comment trên các group về marketing cậu đã có hàng chục lời đề nghị làm tư vấn quảng cáo, chiến lược cho các cửa hàng đang hoạt động tại đây. Điều đặc biệt đó là Vũ sẵn sàng tư vấn miễn phí cho các khách hàng lần đầu khởi nghiệp.

Con đường trở thành ông chủ cửa hàng di động của chàng sinh viên Ngoại Thương - 5

Cuối năm 3 ĐH cậu đã quyết định đăng ký kinh doanh và mở 1 cửa hàng để tiện quản lý và thoải mái hơn trong việc giao dịch. Điều bất ngờ chỉ một mình cậu làm tất cả mọi công việc, thiết kế, marketing, bán hàng, nhập hàng, kỹ thuật và đến cả ship cũng đảm nhiệm. Khi được hỏi rằng làm nhiều thế cậu đi học thế nào, Vũ trả lời: ‘’Đó là chi phí cơ hội, được cái này mất cái kia, khi cần lên lớp hay đi thi sẽ phải tạm ngưng mở cửa hàng, khi khách hàng tới thì lại phải thu xếp trên lớp để về, 2 việc học và làm luôn được hoán đổi liên tục một cách hợp lý nhất để không bị mất mát quá nhiều, mình đã hoàn thành gần hết các môn học, chỉ còn vài môn nữa là ra trường nên thời gian cũng không đến nỗi’’.

Chia sẻ về tương lai Vũ mong muốn học hỏi nhiều hơn cố gắng trở thành chuyên gia về Marketing để tạo nên 1 thương hiệu về áo phông, mở được chuỗi cửa hàng đi động và công nghệ với nhiều dòng sản phẩm cao cấp và đa dạng hơn.

Khi hỏi về thu nhập Vũ rất khiêm tốn nói rằng thu nhập chưa phải là cao so với nhiều bạn bè của Vũ, thu nhập hiện tại cũng đủ để trang trải các chi phí thuê nhà, cửa hàng tái đầu tư cho kinh doanh thương hiệu, đang còn phải cố gắng rất nhiều nữa mới mong có thể đứng vững tại thương trường khốc liệt hiện nay.

Câu chuyện khởi nghiệp của Vũ cũng là một câu chuyện đáng để học hỏi với nhiều bạn sinh viên đang muốn kinh doanh hiện nay. Hãy học một kỹ năng nhất định và dùng nó để bắt đầu cho công việc trong tương lai.

Liên hệ Vũ: 01633.15.15.15

P2-A7 ngõ 33 Chùa Láng – Hà Nội

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN