Ý kiến trái chiều về việc thi trắc nghiệm môn sử

“Với phương án thi như trước kia, học sinh được lựa chọn mà không bắt buộc phải chọn môn sử thì không mấy em chọn môn của tôi”.

Ý kiến trái chiều về việc thi trắc nghiệm môn sử - 1

 Thầy Hiếu cho biết nguyên tắc vàng của khoa học lịch sử là tái hiện quá khứ với bộ mặt vốn có của nó. Học lịch sử thế giới để hiểu hơn về lịch sử dân tộc, học xưa để hiểu nay và rút ra những bài học cho hiện tại và cả tương lai.

Trao đổi vớiPháp Luật TP.HCM,cô giáo Vũ Thị Hằng, giáo viên dạy môn sử của Trường THPT Bình Sơn, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc), cho rằng:  Phương án nào thì cũng có ý kiến từ nhiều chiều. Với việc thi trắc nghiệm môn sử khi đặt vào thực tế hiện giờ thì đó là hợp lý. Nhưng nếu để thi môn sử bắt buộc như trước thì đương nhiên tự luận sẽ hợp lý hơn.

Cô Hằng chia sẻ thi trắc nghiệm thì học sinh (HS) lựa chọn và thi môn này nhiều hơn. Từ đó các HS sẽ phải học, biết đến môn sử nhiều. “Với phương án thi như  trước kia, HS được lựa chọn mà không bắt buộc phải chọn môn sử thì không mấy em chọn môn của tôi. Ngay như năm ngoái, Trường THPT Bình Sơn có bốn lớp chọn để thi tốt nghiệp môn địa, còn môn sử chỉ có một HS chọn, đây là thực tế” - cô Hằng chia sẻ.

“Nhiều người nói rằng học trắc nghiệm thì HS phải học nhiều hơn nhưng cá nhân tôi không cho là như vậy, bởi đương nhiên giáo viên sẽ cho HS ghi nhớ những kiến thức chính mang tính chất tổng quát” - cô Hằng nói.

Cô Hằng cũng băn khoăn nếu môn sử mà thi trắc nghiệm thì có thể chất lượng HS sẽ không cao, giáo viên cũng không thể đánh giá hết được HS, kiến thức sẽ không thể sâu như ngày trước được.

Trước đó, chia sẻ với báo chí, thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên dạy sử Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An), đưa ra ý kiến: Với môn sử, nhiều năm qua việc dạy và học môn này còn tồn tại nhiều hiểu biết ngây ngô, nhận thức lệch lạc, mỗi kỳ thi có hàng ngàn thí sinh bị điểm 0 với những bài thi dở khóc dở cười…  Nếu thi sử bằng hình thức trắc nghiệm, thí sinh khoanh tròn vào đáp án thì kiến thức lịch sử rất dễ “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.

Kiến thức môn sử không phải học và thi theo kiểu may rủi. Chỉ có thể là hình thức thi tự luận cùng cấu trúc đề thi hợp lý về thời gian làm bài, lưu lượng kiến thức mới có thể đánh giá được đầy đủ, đa diện và chính xác tư duy, trí tuệ của HS. 

Trước đó, Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo phương án thi, xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017. Theo phương án, kỳ thi THPT quốc gia 2017 gồm năm bài thi: Toán, Ngữ văn, ngoại ngữ, KHTN (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và KHXH (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). 

Các bài toán, ngoại ngữ, KHTN và KHXH thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan; mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng; thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm; phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh được chấm bằng phần mềm máy tính.

Bài thi Ngữ văn, thi theo hình thức tự luận. Đề thi cho mỗi bài thi KHTN, KHXH có 60 câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn với duy nhất một phương án trả lời đúng (gọi chung là câu hỏi trắc nghiệm). Các bài thi toán, KHTN và KHXH: 90 phút mỗi bài; bài thi Ngữ văn: 120 phút; bài thi ngoại ngữ: 60 phút.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phi Hùng (Pháp luật TPHCM)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN