Trẻ em chat sex, phải làm sao?
Nhiều phụ huynh không hiểu con, không làm bạn với con nên khi phát hiện con mình chat với kẻ xấu đã rất sốc.
Cô giáo PC (dạy văn ở một trường THCS, quận 1, TP.HCM) cho biết cô vừa nhận được điện thoại từ một phụ huynh. Bà vô cùng hoảng loạn khi phát hiện con gái mình (học sinh lớp 8) thường xuyên chat với “người yêu” hơn một tháng nay. Cả hai thường xuyên nói những lời yêu đương và gửi ảnh mát mẻ cho nhau. Bà hỏi cô giáo: “T. (tên cô học trò) ở lớp có hư hỏng gì không cô? Tôi phải làm gì với nó đây cô?”.
T. trong mắt cha mẹ, thầy cô là một học sinh ngoan, thậm chí nhút nhát và ít nói. Năm học vừa qua, T. xin mẹ mua cho một máy tính bảng để tiện học Anh văn trên Internet. Thấy con chăm ngoan, lo học, người mẹ đáp ứng ngay nguyện vọng của con.
Những lời mời giăng giăng trên mạng xã hội
Trong một lần kiểm tra iPad, mẹ T. phát hiện tài khoản Zalo của con vẫn đang hoạt động. Vào xem bà mới tá hỏa biết con đã có “người yêu”. Cả hai trò chuyện với nhau rất mùi mẫn. Cậu này nhiều lần yêu cầu T. gửi ảnh nhạy cảm để “khẳng định tình yêu”.
Nghe lời khuyên của cô giáo chủ nhiệm, ngày hôm sau bà đưa con đi chơi và trò chuyện với con về chủ đề giao tiếp qua mạng xã hội (MXH) như hai người bạn. Ban đầu T. mắc cỡ và phản ứng rất quyết liệt vì “mẹ đã xâm phạm đời tư của con”. Nhưng sau đó T. cũng đã “khai báo” với mẹ, T. làm quen với “người yêu” qua ứng dụng định vị kết nối tìm bạn. Cả hai trò chuyện và nảy sinh tình cảm dù chưa gặp mặt. Bà đã phân tích cho con nguy cơ bị lạm dụng, các hình ảnh nhạy cảm có thể bị phát tán. Việc “chat chít” có nội dung nhạy cảm không phù hợp với lứa tuổi các con.
Mẹ T. sau đó đã quy định thời gian T. sử dụng iPad cho việc học tập tối đa một tiếng mỗi ngày, sau thời gian đó bà sẽ ngắt kết nối Internet. Các ứng dụng chat đều đã được T. gỡ khỏi iPad.
Mẹ T. tâm tư với cô giáo: “Tôi quản con vậy chứ vẫn lo. Thời của mình cuộc sống không phức tạp như bây giờ”.
Cô giáo PC cũng cho biết có những học trò nhỏ của mình đã biết ghen tuông, giận nhau khi phát hiện “người yêu” được người khác “thả tim”, “chat chít”, “thả thính” trên MXH.
Hậu quả khó lường
Tháng 8 năm ngoái, Trần Đăng Khoa (ngụ Thống Nhất, Đồng Nai) đã bị bắt vì hành vi cưỡng đoạt tài sản. Nạn nhân của Khoa là một nữ sinh tên M., 17 tuổi. M. đã tự tử vì mắc cỡ và bế tắc khi bị Khoa khống chế.
Ban đầu Khoa tạo tài khoản mang tên Khoa Trần trên hai MXH là Zalo và Facebook. Khoa tiếp cận, tán tỉnh làm quen với nhiều thiếu nữ, trong đó có M. Sau một thời gian tán tỉnh, Khoa chiếm được tình yêu của M. Yêu qua mạng một thời gian thì Khoa đề nghị M. gửi ảnh khỏa thân để chứng minh tình cảm. Tin tưởng bạn trai, M. đã gửi nhiều ảnh nhạy cảm dù chưa một lần gặp mặt.
Sau đó Khoa đã dùng các ảnh này đe dọa M. phải gặp mặt và quan hệ tình dục. Rồi sau đó Khoa buộc M. phải chuyển tiền cho mình. Nếu không chuyển tiền, những hình ảnh nhạy cảm của M. sẽ bị Khoa phát tán trên MXH. Khoa tạo nhiều tài khoản để gửi hình ảnh nhạy cảm của M. cho chính M. để gây áp lực. Quá xấu hổ và đau khổ, M. đã uống thuốc diệt cỏ tự tử nhưng may mắn được gia đình phát hiện kịp thời. Khoa tiếp tục nhắn tin đòi 3 triệu đồng khi M. đang điều trị trong bệnh viện. Lúc M. mang tiền đến điểm hẹn, Khoa đã bị công an bắt.
Đây là một bài học để phụ huynh cần chú ý bảo vệ con em mình, cần hướng dẫn các em kỹ năng bảo vệ bản thân khi sử dụng MXH càng sớm càng tốt.
Cần dạy trẻ về Internet an toàn từ lứa tuổi mầm non Trẻ em có quyền tiếp cận thông tin trên mạng. Một khi trẻ cầm điện thoại thông minh, không ai có thể đi theo để bảo vệ trẻ nữa. Vì vậy, cần cung cấp cho các em một nền tảng giáo dục để các em có sức đề kháng trước những thông tin xấu. Việc giáo dục cần bắt đầu từ thế hệ mầm non, tiểu học. Ông ĐẶNG HOA NAM, Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em Nhà cung cấp dịch vụ phải có trách nhiệm Cha mẹ cần dạy con em mình nhận biết những rủi ro trên môi trường mạng, tránh xa những tình huống nguy hiểm, đồng thời lắng nghe những vấn đề các em chia sẻ khi sử dụng mạng. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ phải có biện pháp giới hạn nội dung phù hợp với trẻ em theo yêu cầu của chủ thuê bao. Ông NGUYỄN HOÀI NAM, chuyên gia của Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT |
Sẽ không có một “công thức” chính xác nào để tạo nên thiên tài nhưng theo các chuyên gia, một số yếu tố dưới đây...