Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang chấm thi như thế nào?

Ba địa phương để xảy ra tiêu cực năm 2018 là Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang đặc biệt quan tâm đến khâu chấm thi trong kỳ thi THPT quốc gia 2019. Hiện các trường ĐH được giao nhiệm vụ chấm thi trắc nghiệm tại 3 địa phương này đã nhận bàn giao bài thi, máy quét và đang tiến hành chấm thi.

Hòa Bình: hôm nay quét xong bài thi trắc nghiệm

Sở GD&ĐT Hòa Bình cho biết,  công tác an ninh khu vực chấm thi đã được công an tỉnh xây dựng phương án bảo vệ tuyệt đối an toàn. Với gần 9.000 bài thi tự luận, Sở GD&ĐT đã xây dựng cơ cấu nhân sự chấm thi đảm bảo đúng quy chế và đủ số lượng giám khảo để chấm bài. Có 1 lãnh đạo Trường ĐH Hà Nội làm phó trưởng ban chấm thi tự luận. Với bài trắc nghiệm, việc chấm thi do Trường ĐH Hà Nội chủ trì, toàn tỉnh có hơn 26.000 bài thi trắc nghiệm.

Dù hệ thống máy chấm thi của Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La năm 2018 đã bị niêm phong phục vụ công tác điều tra nhưng Hòa Bình đã kịp trang bị mới 2 máy quét bài thi, hệ thống máy tính mới, cấu hình cao và các thiết bị phụ trợ khác phục vụ cho công tác chấm thi đảm bảo theo quy chế thi; lắp đặt hệ thống camera giám sát, ghi hình tại khu vực lưu giữ bài thi, các phòng chấm thi.

Ông Phạm Ngọc Thạch, Phó hiệu trưởng trường ĐH Hà Nội, trưởng ban chấm thi trắc nghiệm tại Hòa Bình cho biết dù đã họp ban chỉ đạo vài lần trước khi thi, nhưng ngày 23/6, không phải làm nhiệm vụ coi thi, ông cũng đã lên Hòa Bình để kiểm tra cơ sở vật chất khâu chấm thi, trong đó có kiểm tra máy quét bài thi, máy tính. Ngày 28/6, Sở GD&ĐT Hòa Bình bàn giao bài thi trắc nghiệm và cơ sở vật chất cho trường. Ngay trong ngày, trường đã chạy thử máy quét một lô chấm (tương đương bài thi của một phòng thi) thì thấy máy chạy tốt, không có trục trặc gì, phần mềm chạy ổn tương thích với hệ thống máy tính.

Ngày 29/6 đã quét xong bài thi môn Toán với gần 9.000 bài. Ông Thạch cho hay, với môn Toán, phần mềm nhận toàn bộ số bài thi, tức là không có bài thi nào bị lỗi cần chỉnh sửa. “Khi hệ thống máy quét, máy tính đã chạy ổn định thì công việc quét bài thi sẽ rất nhanh, không mất nhiều thời gian. Dự kiến hôm nay, 1/7, chúng tôi sẽ quét xong bài thi trắc nghiệm của Hòa Bình” - ông Phạm Ngọc Thạch cho biết.  Sau đó, sẽ mất khoảng 2 ngày để rà soát lỗi và chấm. Như vậy, ông Thạch dự đoán khoảng ngày 4 - 5/7 sẽ chấm xong bài thi trắc nghiệm cho Hòa Bình.

Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang chấm thi như thế nào? - 1

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ kiểm tra cơ sở vật chất tại nơi chấm thi của Hà Giang Ảnh: Nghiêm Huê

Sơn La: Dự kiến 10/7 chấm thi xong

Ông Nguyễn Văn Chiến, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La cho biết, từ ngày 28/6, Sở bắt đầu triển khai công tác chấm thi, bàn giao cho ban làm phách tất cả bài thi tự luận để ngày 29/6 dọc phách. Bài thi trắc nghiệm cũng bàn giao cho trường ĐH Sư phạm 2 từ ngày 28/6 cùng toàn bộ cơ sở vật chất máy móc, thiết bị. Ngày 29/6, trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2  bắt đầu chấm thi trắc nghiệm.

Ông Chiến dự kiến ngày 10/7 chấm xong. Về nhân lực chấm thi, ông cho biết, Ban chấm thi trắc nghiệm có 12 người đến từ trường ĐH Sư phạm 2, Ban chấm thi tự luận có 55 người. Riêng với chấm thi tự luận, năm nay, theo quy định của Bộ, yêu cầu phải điều tra nhân thân rõ ràng, thậm chí còn yêu cầu cao hơn cả giáo viên đi coi thi. Chính vì vậy, để huy động đủ giáo viên chấm thi riêng môn tự luận Ngữ văn, Sở cũng gặp chút khó khăn vì thiếu người.

Ông Trịnh Đình Vinh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, Trưởng ban chấm thi trắc nghiệm của Sơn La, cho biết cán bộ của trường đã quen với việc chấm thi trắc nghiệm nhưng không chủ quan.

Hà Giang: Bố trí bảo vệ hai vòng trực 24/24

Theo ông Nguyễn Thế Bình, Phó giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Hà Giang, đối với chấm thi tự luận, Sở huy động giáo viên cấp THPT tại địa phương là 50 người cùng với 1 người là giảng viên các trường ĐH, CĐ phối hợp chấm thi theo quy định năm nay của Bộ GD&ĐT. Tổng số thí sinh tham gia dự thi môn tự luận là khoảng hơn 5.000 thí sinh.

Công tác chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chấm thi của Hà Giang cũng được chuẩn bị rất chu đáo. Bố trí đủ lực lượng công an trực bảo vệ vòng trong (trực bảo vệ 24/24 giờ cạnh phòng lưu giữ, bảo quản bài thi) và bảo vệ vòng ngoài (khu vực, địa điểm làm việc của Ban Chấm thi trắc nghiệm); Bố trí đủ số lượng tủ/hòm có khóa theo quy định tại nơi làm việc của Ban chấm thi trắc nghiệm; hệ thống camera an ninh theo dõi, ghi hình tại phòng lưu trữ bài thi 24/24 giờ; bố trí lực lượng công an bảo vệ trực cạnh phòng lưu giữ bài thi 24 /24 giờ.

Đối với công tác chấm thi, năm nay, Bộ GD&ĐT đã đưa ra rất nhiều giải pháp để hạn chế tiêu cực. Trong đó có hai nội dung đáng lưu ý. Thứ nhất, việc chấm thi trắc nghiệm được giao cho các trường ĐH. Thứ hai, cải tiến phần mềm chấm thi, điều chỉnh quy trình chấm thi trắc nghiệm như đánh phách điện tử, mã hóa dữ liệu của thí sinh… Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, giám sát trong chấm thi trắc nghiệm và tự luận. 

Vì sao hai thí sinh ngủ muộn có ‘cái kết’ khác nhau ở Hà Giang?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2019 ở Hà Giang có 2 thí sinh ngủ muộn quên đi thi. Một thí sinh được công an đến tận nhà...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nghiêm Huê ([Tên nguồn])
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN