Siết dạy thêm: Bộ GD-ĐT bị phản ứng

Một trong những nội dung quan trọng về quản lý dạy thêm, học thêm được Bộ GD-ĐT quy định là “không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống”.

Không gửi cô, biết gửi ai?

Một giáo viên Trường THPT Ứng Hòa (huyện Ứng Hòa - Hà Nội) cho rằng nhu cầu dạy thêm, học thêm là có thật. Theo giáo viên này, ngoài một phần lỗi của giáo viên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận chương trình giáo dục hiện nay còn nặng nề khiến học sinh phải học thêm mới theo được. “Nhiều phụ huynh, đặc biệt ở các TP lớn, rất muốn con mình vào học ở các trường chuyên và nếu không học thêm thì khả năng trượt là rất lớn” - giáo viên này phân tích.

Siết dạy thêm: Bộ GD-ĐT bị phản ứng - 1

Nhiều trường tiểu học ở Hà Nội chỉ học 1 buổi/ngày nên phụ huynh không biết gửi con ở đâu. Trong ảnh: Học sinh Trường Tiểu học Dịch Vọng B (Hà Nội)

Trong khi đó, theo giáo viên một trường tiểu học đóng tại quận Đống Đa (Hà Nội), xét trong nhiều trường hợp, quy định cấm dạy thêm cho học sinh tiểu học là chưa hợp lý. Thực tế, hiện vẫn còn nhiều trường dạy 1 buổi/ngày và phụ huynh kiến nghị với nhà trường để cô giáo dạy thêm buổi thứ hai tại nhà cô với mục đích vừa trông giữ trẻ vừa được học thêm.

Anh Hồng Kiên, một phụ huynh có con đang học lớp 2 tại Trường Tiểu học Bế Văn Đàn (quận Đống Đa), cho biết vì trường này chỉ dạy 1 buổi/ngày nên các phụ huynh đều gửi con ở nhà cô vào buổi chiều. “Có lần cô giáo xin nghỉ 3 ngày, các phụ huynh liền phản ứng vì không tìm đâu ra chỗ gửi con” - anh Kiên kể.

“Bật đèn xanh” cho người ngoài

Một quy định cũng gây ra phản ứng là giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được tổ chức mà chỉ có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Trong buổi gặp mặt báo chí chiều 17-5, ông Đoàn Văn Ninh, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT), thừa nhận nội dung này là phần khó khăn nhất khi xin ý kiến và quyết định ban hành.

Giáo viên một trường THPT đóng tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho rằng với quy định này, Bộ GD-ĐT đã “bật đèn xanh” cho người không phải là giáo viên đứng ra tổ chức lớp học. Như thế, các giáo viên dạy thêm phải lệ thuộc vào một trung gian, trong khi nhu cầu học thêm rõ ràng là có thật.

Với một nền giáo dục nặng về khoa cử như Việt Nam, chương trình học lại quá nặng nề, nếu không học thêm thì học sinh khó có thể nắm chắc cơ hội vào đại học. Lý giải về điều này, ông Ninh cho rằng giáo viên không được tự đứng ra tổ chức và thu tiền ngoài quy định vì thực tế, không phải thầy dạy toán chỉ dạy thêm toán mà còn “kinh doanh” các môn khác. “Quy định này nhằm cấm việc thầy đứng là làm “ông bầu” tổ chức dạy thêm ngoài chuyên môn của mình” - ông Ninh phân tích.

Tra TỈ LỆ CHỌI của Đại Học – Cao Đẳng 2012. Nhanh Nhất – Chính Xác Nhất!
Soạn tin: CHOI MãTrường Năm gửi đến 8502

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Yến Anh ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN