Nhiều trường phổ thông 'ngóng' đề thi mẫu

Đến thời điểm này, hầu hết các địa phương đã nhận được công văn của Bộ GD&ĐT về việc triển khai phương án thi 2017. Theo đó, lãnh đạo nhiều trường và Sở GD&ĐT đều lo lắng và “ngóng” đề thi mẫu từ Bộ GD&ĐT.

Nhiều trường phổ thông 'ngóng' đề thi mẫu - 1

Ông Nguyễn Quang Thuấn, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Thái Nguyên cho rằng, với phương án thi năm nay, lo cấu trúc bài thi tổ hợp và thi trắc nghiệm môn Toán.

Đánh giá về phương án thi mà Bộ GD&ĐT vừa công bố, ông Thuấn cho rằng phương án thi 2017 có thay đổi khá nhiều. Do đó, cả phụ huynh và học sinh đều rất lo, nhất là đề thi trắc nghiệm môn Toán.

Một thay đổi trong phương án thi 2017 là số lượng câu hỏi tăng lên và tăng thời gian làm bài thi, ông Thuấn cho rằng, điều đó là phù hợp.

“Như thế, chúng ta yên tâm hơn vì đề thi đủ lớn thì độ phủ kiến thức sẽ lớn hơn.”- Ông Thuấn nói.

“Việc thay đổi phương thức thi, hơn ai hết, chúng tôi ý thức được đội ngũ giáo viên phải nắm chắc trước tiên, do đó sẽ phải triển khai các phương án ôn tập sao cho thích hợp với học sinh. Ví dụ, với môn Giáo dục công dân, khi có đề thi mẫu, chúng tôi sẽ cho các em thực hành nhiều để cá em tiếp cận cách làm bài thật tốt”- ông Thuấn cho biết thêm.

Ông Thuấn khẳng định, việc thay đổi phương án thi là thay đổi về mặt kĩ thuật, còn nền tảng học tập vẫn quan trọng nhất. Do vậy, phải để các em làm quen và yên tâm học tập tốt mới có thể bước vào kì thi.

Thầy Nguyễn Văn Tấn - Hiệu trưởng trường Chuyên Lê Thánh Tông (Đà Nẵng) cho rằng, các em học sinh lớp 12, các phụ huynh và cả xã hội đang rất lo lắng về phương án thi năm 2017.

Theo ông Tấn, hiện nay chưa biết Bộ và tác giả của bộ đề này sẽ ra cái gì, ra như thế nào khi đề ra 2 trong 1, lấy tốt nghiệp và để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ nên đề làm không phải là dễ.

“Vấn đề không phải là trắc nghiệm hay tự luận mà vấn đề mục đích kì thi đó làm gì, mục đích của kì thi này là gì. Theo tôi mục đích mới quan trọng chứ Ngữ văn thi trắc nghiệm vẫn hay”- ông Tấn khẳng định.

Số lượng câu hỏi nhiều, học sinh sẽ bị áp lực

Thầy Lê Vinh, Hiệu trưởng trường THPT chuyên Đà Nẵng cho rằng, trước đây đưa ra dự  thảo có 60 câu hỏi trong bài thi tổ hợp giờ Bộ tăng lên 120 câu hỏi trong bài thi tổ hợp. Và nếu như 120 câu hỏi thực hiện trong 150 phút với học sinh phổ thông sẽ có một áp lực.

Vì đạt đủ 120 câu hỏi, với câu hỏi 4 phương án và phương án đưa ra dài sẽ làm cho học sinh làm đoạn đầu hiệu quả, đoạn sau thì tư duy mệt mỏi rồi những câu hỏi sau chất lượng sẽ khó khăn hơn.

“Thực sự Bộ GD&ĐT đưa ra hệ thống câu hỏi đó sẽ đánh giá được học sinh. Tuy nhiên, băn khoăn ở chỗ số lượng câu hỏi nhiều, và trong 150 phút về mặt sinh lý không chịu được thì chất lượng câu cuối hiệu quả không cao. Thực sự việc gì cũng có 2 mặt, muốn đánh giá được chất lượng của học sinh tốt nhất nhiều nhất phải dùng nhiều câu hỏi nhưng dùng nhiều câu hỏi chi phối bởi thời lượng và tuy duy của các em”- Ông Vinh nói.

Ông Vinh chia sẻ mong muốn về đề thi môn Toán cũng như các môn: “Nội dung câu hỏi làm sao ngắn, gọn, các em đọc khoảng thời gian như vậy sẽ đủ thời gian làm bài”.

Ông Vinh cho rằng, môn Toán thi trắc nghiệm để đánh giá học sinh tốt nghiệp THPT thì phù hợp chỉ có học sinh giỏi có nhiều cái tư duy logic, còn tốt nghiệp ra đề trắc nghiệm là tốt. Tương tự như vậy, đánh giá hợp lý vì vừa đảm bảo khách quan, đảm bảo được khi chấm bài không bị tác động, chênh lệch, không sai số.

 “Giờ làm sao vừa cung cấp cho học sinh đơn vị kiến thức vừa làm sao các đơn vị kiến thức đó làm được câu hỏi trắc nghiệm. Khi cấu trúc đề thi của Bộ ban hành thì mới chỉ đạo sát hơn”- ông Vinh nói.

Ông Vinh cũng lo lắng ở môn Môn Giáo dục công dân: “ Sau khi có phương án đưa môn Giáo dục công dân thì đã họp tổ ở môn này và có những chỉ đạo viết lại khung chương trình. Trong thời gian tới sẽ vừa dạy như cũ và cũng đưa ra bộ câu trắc nghiệm để học sinh làm quen”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Hợp (Tiền Phong)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN