Bất ngờ ngày 6/4 dành cho nam sinh

“Chúng mình lý luận vui với nhau rằng con trai gọi tắt là cu, mà Cu là viết tắt của kim loại đồng. Kim loại này có ký hiệu là 64, tách ra thành ngày mùng 6-4”

Và cứ thế chúng mình lấy ngày 6/4 là ngày dành cho con trai”- Hoàng Hải Yến (sinh viên đại học Luật Hà Nội) cho biết.

Bất ngờ ngày 6/4 dành cho nam sinh - 1

Ảnh minh họa

Ngày “đáp lễ” cho các bạn trai

Trong những năm gần đây, trong giới trẻ đang có trào lưu tổ chức ngày con trai (mùng 6/4). “Nếu một năm chúng tớ được các bạn nam trong lớp tổ chức cho biết bao ngày, nào là 20/10, 8/3… thì bây giờ cũng nên tổ chức một ngày con trai để đáp lễ cho các bạn nam chứ”- Nguyễn Thị Linh Chi (sinh viên đại học Thương mại) cho hay.

Linh Chi tiếp tục kể về kế hoạch của lớp: “Kế hoạch chúng mình cũng đã lên cả tháng rồi, dự định là sẽ tổ chức một buổi liên hoan nhỏ tại lớp, sau đấy sẽ có những tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn, rồi đến màn thú vị nhất là chọn quà và giải đáp câu hỏi. Các bạn nam sẽ phải mở quà trước lớp, và giải đáp hoặc thực hiện 1 yêu cầu ghi trong đấy. Tất nhiên bạn nữ tặng quà sẽ không ghi tên, cũng không biết là của ai vì quà sẽ xếp lẫn lộn”.

Đây không phải năm đầu tiên tổ chức “ngày con trai” cho các bạn nam trong lớp, nên khi hỏi về kế hoạch tổ chức Hoàng Thị Hải Yến (sinh viên năm 3- trường đại học Luật) hào hứng kể: “Năm đầu tiên chúng mình tổ chức liên hoan ngọt, năm thứ 2 thì vẫn liên hoan nhưng có thêm tiết mục chọn quà của các bạn nam. Năm nay đang dự định sẽ tổ chức một buổi dã ngoại. Vừa để cả lớp đi chơi, vừa để chúc mừng ngày của các đáng nam nhi trong lớp luôn”.

“Chúng mình lý luận vui với nhau rằng con trai gọi tắt là cu, mà Cu là viết tắt của kim loại đồng. Kim loại này có nguyên tử khối là 64, tách ra thành ngày mùng 6/4 thôi. Và cứ thế chúng mình lấy ngày 6-4 là ngày dành cho con trai. Năm đầu tiên khởi xướng thấy các bạn nữ trong lớp hào hứng và ủng hộ, nên từ đấy, chúng mình có quy định, năm nào cũng sẽ tổ chức một ngày cho các bạn nam trong lớp”- Hoàng Thị Hải Yến (đại học Luật Hà Nội) lý luận về ngày con trai.

Giấu kế hoạch, nhưng… vẫn cần sự giúp đỡ của nhân vật chính

Không thể gánh vác được mọi chuyện nên các bạn nữ luôn biết tận dụng “triệt để” các đấng nam nhi trong lớp cho kế hoạch của mình. Hoàng Thị Hải Yến (đại học Luật Hà Nội) dí dỏm nói: “Bình thường tụi mình chỉ là con mọt sách, nên có nhiều việc đâu thể biết và làm được. Vì thế có việc gì khó khăn, hoặc không biết đều hỏi các bạn nam. Thậm chí là nhờ các bạn ấy đưa đi, làm giúp luôn. Tuy biết rằng trong ngày này thì cần ưu tiên các bạn ấy. Nhưng biết làm sao được, mọi người đều thông cảm cho nhau mà”.

Nguyễn Văn Quang (khoa quản trị nhân lực- trường đại học Thương mại Hà Nội) cho hay: “Tuy rằng các bạn nữ cứ bảo “các bạn nam cứ yên tâm, mọi chuyện đã có các bạn nữ lo” nhưng cũng chẳng yên tâm được. Nhiều khi vẫn phải giúp chở các bạn ấy đi mua đồ, đi mua 1 số vật dụng. Có nhiều thứ các bạn nữ cũng đâu làm một mình được, nên vẫn phải giúp chứ”.

“Giúp là giúp vậy nhưng vẫn thấy hồi hộp lắm, năm nào cũng có bất ngờ cả. Nhiều khi cũng thấy chán vì lớp ít con trai, toàn con gái. Nhưng rồi có những ngày này mới thấy an ủi rất nhiều. Đôi khi còn thất may mắn vì được nhiều bạn nữ quan tâm đến thế”- Nguyễn Văn Quang (đại học thương mại) chia sẻ.

Những kỷ niệm đẹp trong ngày con trai 6/4

Khi nhắc đến ngày con trai, Nguyễn Văn Quang (khoa quản trị nhân lực- trường đại học Thương mại Hà Nội) không dấu nổi cảm xúc của mình: “Năm đấy mình bị tai nạn xe máy, dù đã đỡ rất nhiều nhưng mới ra viện nên bố mẹ mình yêu cầu mình ở nhà theo dõi thêm 1 tuần nữa. Buổi chiều hôm đấy cả lớp đã kéo đến nhà mình, cùng tổ chức một buổi party nhỏ.

Không chỉ có mình đâu, cả mẹ mình, bố và em trai mình cùng rất vui nữa. Vì sợ thiếu đồ nên mẹ đã ra ngoài và mua thêm bao nhiêu đồ ăn về cho chúng mình liên hoan nữa chứ. Cảm ơn các bạn nữ nhiều lắm”.

Nguyễn Đình Văn (sinh viên năm 4- trường đại học Luật Hà Nội) chia sẻ về kỉ niệm trong ngày mùng 6-4 của mình: “Đấy là năm thứ 2, vẫn có liên hoan, vẫn có quà như mọi năm. Nhưng các bạn nữ đã làm một video về tập thể lớp, không biết làm từ khi nào. Sau đấy tất cả 32 bạn nữ kéo ra cùng hát đồng ca.

Cảm động và bất ngờ vô cùng vì các bạn nữ làm công phu đến vậy. Sau đấy được nghe kể rằng để làm được video và tập tiết mục ấy các bạn nữ đã cố gắng rất nhiều. Có hôm còn ở lại trường đến tận khuya mới về, trục trặc, khó khăn đủ thứ, còn cãi nhau này nọ. Thế mà vẫn hoàn thành một các xuất sắc đấy chứ”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tiên Lê (Infonet)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN