Cùng hầu hạ hoàng đế, tại sao thị vệ không bị tịnh thân như thái giám?

Sự kiện: Chân Tử Đan

Thị vệ đều là nam tử hán thường xuyên có mặt ở hậu viện nhưng họ có thể thoải mái thậm chí còn hẹn hò với cung nữ.

Trong xã hội phong kiến Trung Hoa, hoàng đế được xem như Thiên tử, xung quanh vua có hơn 3.000 cung tần mĩ nữ. Để tránh việc loạn giới trong cung, toàn bộ nam tử hán phục vụ cung nhân phải tịnh thân và trở thành thái giám, hoạn quan. Quy định này khiến nhiều người vẫn lầm tưởng, hoàng đế là người đàn ông duy nhất trong hoàng cung. Tuy nhiên, trên thực tế, bên trong cấm cung vẫn có những người đàn ông khác được phép ra vào, đó chính là đội ngũ thị vệ.

Thị vệ trong cung có thân phận không giống thái giám.

Thị vệ trong cung có thân phận không giống thái giám.

Lý giải vì sao thị vệ cũng làm việc trong cung nhưng lại không bị thiến như thái giám, các nhà sử học Trung Quốc hiện đại đã đưa ra một số ý kiến. Theo đó, thị vệ trong cung không có thân phận giống với tầng lớp hoạn quan này. Thị vệ được xem là võ quan bảo vệ nhà vua, luôn hiện diện bên cạnh hoàng đế. Họ được đào tạo để trở thành một đội quân danh dự làm tăng thêm uy nghi cho hoàng thất.

Đến thời nhà Minh, đội ngũ thị vệ hùng mạnh được thành lập có tên "Cẩm y vệ". Sự kiện này đánh dấu việc thị vệ trở thành tổ chức đặc vụ quân sự, thay hoàng đế diệt trừ những kẻ gây bất lợi cho nội bộ đất nước. Các bộ phim cổ trang cũng được khắc họa rõ nét đội thị vệ có thanh uy và nguy hiểm bậc nhất thời nhà Minh.

Video: Cảnh cận vệ Thanh Long (Chân Tử Đan) bị truy sát trong phim "Cẩm y vệ"

Trong tác phẩm điện ảnh "Cẩm Y Vệ" do Chân Tử Đan đảm nhận vai chính cũng đề cập đến đội quân hùng hậu này. Theo đó, phim lấy bối cảnh thời nhà Minh để kể câu chuyện của cận vệ Thanh Long (Chân Tử Đan thủ vai) trong đội Cẩm Y Vệ, một lực lượng cẩn vệ thân tính của vua chuyên giám sát mọi hoạt động của các quan trong triều.

Đội quân này thu gom và bí mật huấn luyện những đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa ngoài đường. Chúng được dạy dỗ từ nhỏ và trở thành những tay sát thủ sử dụng thông thạo các loại binh khí. Đội Cẩm Y Vệ không phải tuân theo pháp luật, có quyền giết người mà không cần hỏi trước, và hiến dâng cả cuộc đời của mình để phục vụ hoàng đế. Vì phát hiện ra âm mưu tạo phản của đội Cẩm Y Vệ với bọn gian thần mà Thanh Long bị truy sát. 

Thái giám là người trực tiếp hầu hạ phi tần, hoàng hậu nên phải tịnh thân.

Thái giám là người trực tiếp hầu hạ phi tần, hoàng hậu nên phải tịnh thân.

Đội quân thị vệ chịu trách nhiệm đảm bảo sự an toàn của hoàng đế nên họ đều là những binh lính tinh nhuệ, vai trò quan trọng hơn hoạn quan rất nhiều. Nếu như thị vệ bị "thiến", họ có thể sẽ mất đi sức mạnh. Bởi đàn ông khi trải qua quá trình tịnh thân sẽ có nhiều biến hóa, thể trạng giảm sút so với trước.

Ngoài ra, xuất thân của thị vệ trong sạch và cao quý. Vào thời Tần – Hán, tầng lớp này đều được triều đình đặc biệt tuyển chọn những người tinh thông võ nghệ để đưa vào cung. Tới đời nhà Thanh, thị vệ hầu hết đều là các công tử có xuất thân danh giá. Trong khi đó, thái giám phần lớn đều là những đứa trẻ nghèo khổ. Những người này buộc phải vào cung để làm người hầu kẻ hạ, kiếm miếng cơm sống qua ngày.

Những người nằm trong đội ngự tiền thị vệ đều có xuất thân cao quý.

Những người nằm trong đội ngự tiền thị vệ đều có xuất thân cao quý.

Những cuộc thi tuyển chọn ngự tiền thị vệ luôn có tính cạnh tranh rất lớn. Không chỉ số lượng cần tuyển rất ít mà yêu cầu dự tuyển cũng vô cùng cao. Đầu tiên, điều kiện tối thiểu để tham gia cuộc thi bắt buộc thí sinh phải là người Mãn và là thành viên của gia tộc có công với triều đình. Bên cạnh đó, người đăng kí dự tuyển cũng phải có tướng mạo đẹp, có đủ tài văn võ.

Ngoài ra, lòng trung thành tuyệt đối với hoàng đế cũng là một trong những yêu cầu hàng đầu của ngự tiền thị vệ. Phần lớn những thị vệ phục vụ trực tiếp bên cạnh hoàng đế đều là những thành viên hoàng gia đã hiểu rất rõ về triều đình. 

Tạo hình ngự tiền thị vệ Phú Sát Phó Hằng trong "Diên Hy công lược".

Tạo hình ngự tiền thị vệ Phú Sát Phó Hằng trong "Diên Hy công lược".

Trong "Diên Hy công lược", Phú Sát Phó Hằng do Hứa Khải thủ vai là em trai ruột của hoàng hậu Phú Sát Dung Âm (Tần Lam). Đây là nhân vật ngự tiền thị vệ có thật trong lịch sử vào thời vua Càn Long. Vào vai Phú Sát Phó Hằng, em trai hoàng hậu, Hứa Khải đã thành công khi thể hiện một chàng trai xuất thân cao quý, văn võ song toàn, hết lòng bảo vệ người mình yêu. Đây là vai diễn đã làm nên tên tuổi cho Hứa Khải và cũng là vai diễn nhận được nhiều sự yêu thích nhất của anh từ trước đến giờ.

Có thể thấy, thị vệ trong hoàng cung thời phong kiến không phải là tầng lớp thấp kém như người hầu, kẻ hạ mà là những chức quan đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng. Bên cạnh đó, thái giám là người trực tiếp hầu hạ các phi tần và cũng là đối tượng có nhiều thời gian gần gũi với họ, nên buộc phải "thiến" để đảm bảo sự thanh bạch trong hoàng cung. .

Nguồn: [Link nguồn]

”Bóng hồng” duy nhất từng khiến Chân Tử Đan bị đánh chảy máu đầu, giờ ra sao?

Mặc dù đã ở tuổi 50, nàng Á hậu vẫn khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi nhan sắc trẻ trung, xinh đẹp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyệt Lương ([Tên nguồn])
Chân Tử Đan Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN